Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Xem tranh ông, chúng ta như đang trở về tuổi thơ với những khung cảnh của một làng quê yên bình, một bản làng hoang vu hay những giếng nước, đống rơm..., chiếc cầu ao quen thuộc.
(GLO)- Từ nhà tôi đi qua cánh đồng làng là những ngọn đồi hình bát úp nối liền nhau thành một dãy dài bao bọc, che chắn cho làng quê. Thoai thoải bên sườn đồi là những rẫy cà phê, dong riềng, mía tím… của bà con Jrai. Dịp cuối tuần, tôi thường đưa các con ra đồng chơi, vừa tận hưởng không khí mát lành, vừa giúp chúng tìm hiểu công việc của nhà nông. Sau những buổi trải nghiệm thực tế, tôi nghĩ các con sẽ dần hiểu sự vất vả của bà con nông dân mà thêm trân quý sức lao động, thêm yêu cuộc sống.
(GLO)- Mặc cho tác động của đô thị hóa, nhiều gia đình ở xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) vẫn gìn giữ những nếp nhà mái ngói thâm nâu xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Suốt gần nửa thập kỷ qua, với họ, đây là tài sản tinh thần vô giá, chứa đựng cả thăng trầm của gia đình lẫn hồn cốt quê hương.
(GLO)- Từng gắn với một thuở hàn vi, giờ đây, cơm niêu là điểm nhấn ẩm thực giữa lòng phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), đem lại bao vương vấn, thương nhớ cho thực khách gần xa.
Sau hàng chục năm miệt mài bỏ công sức, tiền của sưu tầm, giờ đây ông Nguyễn Quang Cương (63 tuổi) bước đầu đã thực hiện được mong ước lập bảo tàng lưu giữ hàng ngàn cổ vật để bảo tồn, phục vụ cộng đồng ngay trên mảnh đất quê hương ở thôn Chân Thành (xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh.