Hơn 115.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với nguồn vốn này, các tỉnh tiếp tục đầu tư, nâng cấp các quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch, đặc biệt các trục dọc, trục ngang nối các tỉnh trong vùng và nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các cửa khẩu quan trọng.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nằm trong khuôn khổ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 của quốc gia, 5 tỉnh vùng Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đã được Bộ GTVT phê duyệt với tổng nguồn vốn dự kiến huy động hơn 115.000 tỷ đồng.

Với nguồn vốn này, các tỉnh tiếp tục đầu tư, nâng cấp, xây dựng các quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt các trục dọc, trục ngang nối các tỉnh trong vùng và nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như nối tới các cửa khẩu quan trọng.

Cùng với đó là triển khai đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, xây dựng các tuyến đường tránh đô thị Gia Nghĩa (Đak Nông), Pleiku (Gia Lai), Buôn Hồ (Đak Lak) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Đồng thời, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ ở từng địa phương có tính chất kết nối vùng và các đường tỉnh khác, cũng như phát triển mạnh hệ thống giao thông nông thôn của các địa phương (đường huyện, đường đến trung tâm xã, đường trục chính của xã, các tuyến đường khác).

Tiếp tục thực hiện tốt Đề án xây dựng cầu dân sinh, bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên với số lượng làm mới và nâng cấp 468 cầu, gồm 398 cầu cứng và 70 cầu treo.

Tại các địa phương có đường hàng không: Thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các cảng hàng không, sân bay để bảo đảm khai thác đồng bộ các kết cấu hạ tầng hàng không trong khu vực Tây Nguyên; trong đó có 4 dự án trọng điểm xây dựng, sửa chữa mặt đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ cảng hàng không tại sân bay Buôn Ma Thuột và Liên Khương; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng hàng không Pleiku và đầu tư xây dựng mới sân bay Kon Tum và nghiên cứu kết nối vận tải hàng không quốc tế.

Theo TTXVN

Trong giai đoạn 2010-2015, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã huy động hơn 60.000 tỷ đồng phục vụ cho các dự án cải tạo, nâng cấp đường bộ khu vực Tây Nguyên, trong đó, hệ thống quốc lộ đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo 18 dự án với tổng chiều dài hơn 1.200 km.

Hệ thống giao thông địa phương cũng được phát triển khá mạnh. Đến nay, tổng số km đường huyện được cứng hóa khoảng 3.620 km (đạt khoảng 70,62%), đường xã cứng hóa được khoảng 4.224 km (51,06%), đường thôn xóm được cứng hóa 4.657 km (35,28%), đường trục nội đồng được cứng hóa khoảng 2.613 km (30%).

Toàn vùng Tây Nguyên có 129/600 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.