Học sử để rèn người

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dư luận đang dành nhiều sự quan tâm về thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT phù hợp với thực tế dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, hiện học sinh lớp 10 học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 6 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, lịch sử. Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi bắt buộc gồm ngữ văn, toán, lịch sử, ngoại ngữ.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12), yêu cầu học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tùy chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, khi triển khai với lớp 10 từ năm học 2022-2023, chương trình có sự tranh cãi về môn lịch sử. Cuối tháng 6-2022, Quốc hội yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội trong việc thiết kế môn lịch sử ở chương trình THPT. Giữa tháng 7-2022, Bộ GD-ĐT ra quyết định điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới. Thay vì là môn lựa chọn, lịch sử trở thành môn bắt buộc với 52 tiết mỗi năm ở lớp 10, 11, 12. Về việc kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trong 4 môn thi bắt buộc sẽ có lịch sử, lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói mới chỉ là dự kiến, chưa phải là phương án chính thức. Bộ đang cùng các chuyên gia xây dựng, lấy ý kiến góp ý và khi ra được phương án thì sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Dĩ nhiên có nhiều luồng dư luận không muốn đưa môn lịch sử vào môn thi tốt nghiệp THPT, cho rằng không cần thiết và nặng nề; không muốn học lịch sử theo kiểu cũ, nặng hình thức và không hấp dẫn. Nhưng dòng chính của dư luận xã hội vẫn là ủng hộ phương án này. Lâu nay, kiến thức lịch sử của nhiều học sinh THPT bị hổng do định hướng thi đại học theo khối nên bỏ qua môn học này, trong khi đây là môn học quan trọng, góp phần giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, sự biết ơn cùng những bài học sâu sắc về đạo làm người, tình yêu Tổ quốc…

Hiểu lịch sử đất nước sẽ hiểu được những thăng trầm trải 4.000 năm của cha ông với bao hy sinh xương máu, để thấm thía lời dạy của Bác Hồ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Để tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc, để biết sống xứng đáng với cha ông, thế hệ trẻ phải biết về lịch sử. Lịch sử không chỉ gồm các dấu mốc thời gian, các vương triều hay quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử còn là nền văn minh, văn hóa, sự phát triển của khoa học và công nghệ...

Nhưng để học sinh yêu thích, chịu học môn lịch sử, cần biên soạn lại giáo trình, sách giáo khoa; cần thay đổi cách dạy và học môn lịch sử, ngắn gọn, dễ hiểu, đề cao tính khách quan, tư duy phản biện… Từ đó góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hun đúc khát vọng, ý chí dựng xây đất nước hùng cường cho các thế hệ trẻ hôm nay.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/goc-nhin/hoc-su-de-ren-nguoi-2023022022160058.htm

Có thể bạn quan tâm

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

(GLO)- Nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm Ngoại ngữ Lalisa và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh phối hợp thực hiện Dự án “Lớp tiếng Anh hạnh phúc”. Mỗi tuần 2 buổi, 8 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được học miễn phí và tham gia hoạt động trải nghiệm, tiếp cận phương pháp học tập hấp dẫn.

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

(GLO)- Trong 3 năm học vừa qua, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do ông Phạm Văn Bình làm Hiệu trưởng có nhiều sai phạm trong việc sử dụng nguồn thu, chi xã hội hóa, quỹ hội cha mẹ học sinh (CMHS) và các nguồn tài trợ khác với số tiền hơn 140 triệu đồng, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

(GLO)- Với 13/20 điểm, em Lương Kiều Xuân-Lớp 10C1, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) vừa đạt giải ba môn Ngữ văn tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023. Đáng chú ý, Xuân là học sinh lớp 10 duy nhất góp mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh và mang về vinh quang.

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 134-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hótrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Chuyện dạy học ở Ia Kha

Chuyện dạy học ở Ia Kha

(GLO)- Năm học 1981-1982, tôi được chuyển từ xã B14 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai ngày nay) về Trường Phổ thông cơ sở thị trấn huyện Chư Păh (nay là thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Khác với hệ thống giáo dục bây giờ, ngày ấy, nhà trường kiêm luôn cả 3 cấp học: mầm non, cấp I và cấp II. Toàn trường có gần 20 cán bộ, giáo viên.
Về làng với học sinh

Về làng với học sinh

(GLO)- Tôi dạy học ở địa bàn còn nhiều khó khăn nên nhiệm vụ duy trì sĩ số học sinh được đặt lên hàng đầu. Học sinh nghỉ học 1-2 buổi không phép là giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh hoặc hỏi bạn ở gần nhà để biết lý do. Nếu muốn nắm tường tận, cụ thể hơn thì dành thời gian đến nhà học sinh.