Học sinh đánh nhau: Lỗi tại ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Học sinh tham gia đánh nhau và học sinh quay clip rồi đưa lên mạng là đáng trách nhưng lỗi không hoàn toàn do các em.

 Hiện tượng học sinh đánh nhau diễn ra khá nhiều thời gian gần đây- Chụp màn hình
Hiện tượng học sinh đánh nhau diễn ra khá nhiều thời gian gần đây- Chụp màn hình


Học sinh tham gia đánh nhau, quay clip rồi đưa lên mạng  là do nhận thức của các em còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm ứng xử. Đây là do việc giáo dục chưa tới.

Lặp lại nhiều lần trong môi trường giáo dục

Vừa qua, do có mâu thuẫn, 2 nữ sinh Trường THPT Xuân Trường (Nam Định) đã hẹn nhau tới trường rồi kéo vào nhà vệ sinh đánh nhau, clip sau đó được phát tán gây xôn xao mạng xã hội. Hiện nay, nhà trường đã làm việc với học sinh, yêu cầu viết kiểm điểm và cam kết không tái phạm. Đồng thời, nhà trường làm việc với đại diện phụ huynh các học sinh có liên quan để làm rõ sự việc và phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.


Đây là câu chuyện không mới nhưng cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong môi trường giáo dục, nó không chỉ gây phản cảm mà có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Ở vụ việc trên, một lần nữa chúng ta có thể thấy tình trạng mâu thuẫn, cách thức giải quyết mâu thuẫn và lợi dụng mạng xã hội để lan truyền sự việc giải quyết mâu thuẫn đó là có vấn đề.
 

Hai nhóm học sinh xích mích, đánh nhau tại TT.Xuân Trường (Nam Định) - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CLIP
Hai nhóm học sinh xích mích, đánh nhau tại TT.Xuân Trường (Nam Định) - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CLIP


Chưa phát huy vai trò của phụ huynh, giáo viên  

Quan hệ giữa các học sinh trong trường thực chất là mối quan hệ xã hội thu nhỏ, mà ở đó cũng phải có quy tắc xử sự chung như nội quy, quy chế của trường, của lớp và cả pháp luật. Cách thức giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là do giáo viên, nhà trường làm trọng tài, phụ huynh phải tham gia phối hợp. Nếu để các em tự giải quyết mẫu thuẫn bằng cách đánh nhau hoặc sử dụng cách thức tiêu cực thì vai trò của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chưa phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc học sinh quay clip những vụ việc đánh nhau rồi sau đó phát tán trên mạng là hành động rất đáng trách.  Điều này khiến học sinh tham gia đánh nhau, trước áp lực của dư luận và mạng xã hội, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, bị trầm cảm và có thể phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất của nhà trường, dẫn đến thôi học. Một khi đã thôi học thì liệu các em có còn cơ hội để nhận thức và sữa chữa lỗi lầm hay không hay sẽ bị trượt dài và sa ngã?

Một hệ lụy khác có thể kể đến là clip đánh nhau của học sinh bị phát tán có thể ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận học sinh, cho rằng việc đánh nhau giữa các học sinh là bình thường và quay clip những vụ đánh nhau để tung lên mạng cũng là bình thường. Lúc này bạo lực học đường có thể gia tăng đột biến.

Sau vụ việc này, giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giáo dục học sinh. Phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và cả những mâu thuẫn, xích mích giữa các học sinh để có định hướng giải quyết; phải dạy để học sinh biết về mạng xã hội, lợi ích và tác hại của nó mang lại, trong trường hợp cần thiết thì phụ huynh phải có biện pháp phù hợp để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Có như vậy, mới góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh tham gi đánh nhau.

Theo Đỗ Văn Nhân (Thanh Niên Online)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.