(GLO)- Sau khi hoàn thành công việc đồng áng, xẩm tối, những con người từng “lỡ hẹn” với con chữ bởi mưu sinh lại cùng nhau đến lớp xóa mù chữ. Với họ, học chữ là để viết tiếp ước mơ còn dang dở và động viên thế hệ con cháu.
(GLO)- “Khi ông mặt trời đi ngủ/Mẹ đến lớp, bên ánh đèn/Bản làng em rộn vang tiếng hát“. Có một lớp học đặc biệt như lời hát diễn ra hàng đêm ở làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Cả thầy và trò cũng rất đặc biệt khi cô là công chức xã, còn trò là những phụ nữ Bahnar học làm mẹ, làm bà trước khi học con chữ.
Lớp học tình thương 'Chắp cánh ước mơ' tại khu phố 2, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM) mà người dân quen gọi, thực chất nằm trong chốt dân phòng tự quản, là nơi dạy chữ cho trẻ nhập cư nghèo mấy năm nay…
Hơn 5 năm qua, dù trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng cô giáo trẻ Trà Thị Thu vẫn từng ngày miệt mài gieo con chữ, chăm sóc tận tình cho các em nhỏ đồng bào Ca-dong tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và bằng cả một tình yêu vô tận.
Hai tay bị liệt, lấy chân thay tay và viết lên giấc mơ đời mình. Đó là Nguyễn Tấn Sang, chàng trai 22 tuổi mang gương mặt trẻ thơ ở thôn Phước Lộc, xã Đức Phú, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi).
(GLO)- Trước khi bàn luận vấn đề này, xin dẫn ra một câu chuyện thực tế mà tôi từng chứng kiến. Cách đây vài năm, anh bạn ở cơ quan tôi có đứa con trai út vào lớp 1. Vợ anh vốn là nhà giáo và chính anh cũng xuất thân từ trường sư phạm nên “chấp hành“ rất tốt chủ trương của ngành Giáo dục -Đào tạo là không cho con học trước chương trình lớp đầu cấp phổ thông, cụ thể là cháu cứ học hết mẫu giáo lớn rồi chuyển thẳng vào lớp 1 rất “đúng quy trình“.