Hoàng Anh Gia Lai với mục tiêu kinh doanh đa ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho đến nay, doanh nghiệp HAGL đã có trong tay hàng chục dự án được cho là có triển vọng kinh doanh bao gồm: 22 dự án bất động sản với tổng cộng 2.500.000 m2 sàn xây dựng (chủ yếu là đất xây dựng căn hộ), 31.000 ha đất trồng cao su, 10 dự án công tình thủy điện với tổng công suất 300 MW và có mỏ quặng sắt có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Xuất phát từ lý do đó, trong chiến lược đầu tư kinh doanh đến năm 2012, ngoài những ngành truyền thống là sản xuất đá granite, đồ gỗ và xây dựng, 4 ngành chủ lực để đầu tư lâu dài và bền vững được doanh nghiệp đặt ra là: Trồng và khai thác cây cao su, khai thác thủy điện, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Trên thực tế, những lĩnh vực này đã được HAGL triển khai trong vài năm trở lại đây. Đối với ngành trồng và chế biến mủ cao su, doanh nghiệp hiện được giao sử dụng 31.000 ha đất, trong đó có 20.000 ha nằm trên đất bạn Lào. Phần diện tích còn lại được phân tán ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak. Từ lợi thế này, HAGL sẽ đầu tư 3.500 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và chi phí cho vườn cây. Đến cuối năm 2008, doanh nghiệp đã cho trồng được 7.000 ha cao su tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và bên đất Lào. Năm nay doanh nghiệp tiếp tục trồng mới 8.000 ha, còn lại 16.000 ha sẽ được trồng vào cuối năm 2010.

Sau khi dự án này được hoàn thành và đi vào khai thác, mỗi năm, vườn cây có thể mang về cho doanh nghệp 77.500 tấn mủ quy khô với mức lợi nhuận sau chi phí khoảng 100 triệu USD (dựa trên mức giá bán dự kiến 2.000 USD/tấn). Ngoài ra, sau chu kỳ khai thác 20 năm, số diện tích cao su này còn thu lại khoảng 2 triệu m3 gỗ để phục vụ cho ngành chế biến gỗ với mức doanh thu sau chi phí khoảng 300 triệu USD.

Trong những năm qua, HAGL đã triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Cho dù vào những tháng đầu năm 2009, thị trường nhà đất rơi vào tình trạng “đóng băng”, song những lợi thế có được về quỹ đất mua rẻ từ nhiều năm trước, kết hợp với việc phát huy những nội lực vốn có như công ty xây dựng, nhà máy chế biến gỗ, đá granite… HAGL đã giảm được nhiều chi phí trong việc đầu tư nên giá thành căn hộ có được lợi thế cạnh tranh hơn so với nhiều doanh nghiệp khác. Trung tuần tháng 2-2009, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường 1.400 căn hộ của 2 dự án River View và Phú Hoàng Anh (giai đoạn 1). Chỉ sau 1 tháng, đã có thể bán được gần 1.000 căn hộ với giá bán trung bình là 1.300 USD/m2, rẻ hơn gần một nửa so với giá bán vào đầu năm 2008 nhưng vẫn có lãi.

Cơ sở chế biến đá Granit của Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Cơ sở chế biến đá Granit của Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Tính tới thời điểm này, HAGL đã hoàn thành 5 dự án bất động sản, trong đó có một dự án văn phòng cho thuê và 4 dự án căn hộ với 1.599 căn hộ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có 8 dự án căn hộ và căn hộ cao cấp đang trong quá trình thi công; 9 dự án bất động sản khác dự kiến sẽ được khởi công trong 2 năm tới. Hầu hết những dự án bất động sản của HAGL với 2.500.000 m2 sàn xây dựng đầu tập trung tại những thành phố lớn phía Nam như: TP. Hồ CHí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng… theo kế hoạch, từ nay đến năm 2012, mỗi năm, Hoàng Anh sẽ đưa ra thị trường 2.000 căn hộ. Trường hợp thị trường bất động sản diễn ra xấu nhất, giá bán căn hộ 1.000 USD/m2 thì doanh thu từ dự án này cũng sẽ đạt đến 2,5 tỉ USD. Mặc dù mới chỉ tung ra thị trường khoảng gần 2.000 căn hộ nhưng dự án này đã chiếm đến 75% tổng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, lợi nhuận của HAGL trong những năm tiếp theo cũng sẽ được chi phối bởi các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án tại TP. Hồ Chí Minh.

Với ngành thủy điện, HAGL sẽ đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng cho 10 dự án có tổng công suất 300 MW thuộc địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum và Đak Lak. Đây là những dự án có kinh phí đầu tư thấp nhất so với tất cả các dự án thủy điện hiện có trong nước- trung bình 15 tỉ đồng/MW. Đã có 2 dự án thủy điện được khởi công xây dựng. Các dự án còn lại cũng sẽ tiếp tục được khởi công xây dựng và đưa vào kinh doanh trong năm 2012. Riêng ngành khai thác khoáng sản, hiện nay, “ông bầu” đội bóng “phố núi” đang phấn đấu sở hữu các mỏ với tổng trữ lượng trên 20 triệu tấn quặng sắt nhằm phục vụ cho nhà máy tuyển quặng có công suất 500.000 tấn/năm đã được xây dựng tại cụm công nghiệp Hàm Rồng- Gia Lai. Đặc biệt HAGL đã được Chính phủ Lào cho phép khảo sát và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt. Đây cũng là một phần nằm trong chiến lượt đầu tư ra nước ngoài. Nó không nhằm mục đích kinh doanh đơn thuần mà còn mang một ý nghĩa chính trị hết sức lớn lao. Vì vậy mà nhân chuyến thăm và làm việc tại làng vân động viên Sea Game Lào vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã phát biểu: “Chính phủ Việt Nam rất vui mừng khi nhận thấy trong năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước đầu tư số 1 tại Lào. Bản thân tôi rất vui mừng khi thấy những gì HAGL làm được đến ngày hôm nay trên đất bạn. Mong sao HAGL tiếp tục đầu tư để góp phần cùng đất nước củng cố mối quan hệ vô cùng tốt đẹp và thân thiện này”!

Có thể nói, với chiến lược phát triển mang tính bền vững mà HAGL đang theo đuổi cho đến năm 2012, thì doanh thu và lợi nhuận từ các lĩnh vực này sẽ là một con số khổng lồ. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ được chuyển dịch tăng dần cho các ngành cao su, thủy điện và khoáng sản. Còn với ngành kinh doanh bất động sản, doanh thu và lợi nhuận lúc này chỉ chiếm khoảng 35% và đóng vai trò hỗ trợ là chính.
Tiến Thành
Mới đây, tại Văn phòng hội sở của HAGL ở TP. Pleiku, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần HAGL đã tổ chức phiên họp lần 2-2009. Căn cứ kết quả kinh doanh, Hội đồng quản trị đã nhất trí điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2009. Theo đó, doanh thu được điều chỉnh từ mức 3.129 tỉ đồng lên 3.660 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh từ 1.150 tỉ đồng lên 1.400 tỉ đồng. Theo báo cáo của Ban Tổng Giám đốc HAGL, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2009 là khoảng 780 tỉ đồng, đạt 68% kế hoạch trước khi điều chỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.

Con trai Bầu Hiển làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Con trai Bầu Hiển làm Chủ tịch Hãng hàng không Vietravel Airlines

Tại đại hội cổ đông bất thường chiều 1/4 của Công ty cổ phần Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), ông Đỗ Vinh Quang - con trai thứ hai của nhà sáng lập tập đoàn T&T Group Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) - được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Airlines, nhiệm kỳ 2025-2030.