Hồ sơ về"thế lực muốn chiếm đoạt Trung Nguyên"đã được bà Thảo gửi tới BộCA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là khẳng định của bà Lê Hoàng Diệp Thảo với PV về vụ việc mà gia đình bà đang vướng vào nhưng chưa có lối thoát hợp tình, hợp lý.
 
“Động cơ của họ là muốn cướp trắng Trung Nguyên. Tôi cũng đã có bộ hồ sơ đang nằm ở Bộ Công an, tôi cũng mong đợi sẽ đưa được ra ánh sáng. Chắc chắn tôi đã định hình được nhóm người này” – bà Thảo nói.
Cũng theo bà Thảo, trong thời gian dài ông Vũ cách ly với gia đình, vợ con, để công ty vận hành bởi một nhóm thế lực khác.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết đã gửi hồ sơ về nhóm thế lực muốn thâu tóm Trung Nguyên tới cơ quan chức năng.
Việc đệ đơn ly hôn năm 2015 thực ra là giải pháp tình thế để ông Vũ chịu xuống núi đối thoại và đóng băng tài sản công ty, tránh bị chuyển nhượng. Nay bà Thảo muốn rút đơn ly hôn vì biết chắc chắn ông Vũ không khoẻ, muốn đưa chồng đi chữa bệnh để giữ gìn Trung Nguyên.
Trươc đó, ngày 5/4, 9 ngày sau khi bản án sơ thẩm được Tòa án TP.HCM tuyên hôm 27/3, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã kháng cáo toàn bộ bản án và bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với ông Vũ, dù bà là người đứng nguyên đơn trong vụ ly hôn. Lý giải điều này, đại diện luật sư của bà Thảo cho biết:
“Ông Vũ có những biểu hiện rất khác lạ kể từ khóa thiền 49 ngày trên M’Drak vào năm 2013. Cũng từ thời gian đó, ông cự tuyệt gia đình vì cho rằng bà Thảo là người cản trở con đường “thống ngự” thế giới của ông và dành hầu hết thời gian cho việc thiền định, ở ẩn trên núi suốt 5 năm.
Theo bà Thảo, việc không có người điều hành đúng tầm đã khiến thị phần cà phê G7 giảm thê thảm xuống còn 12% tại nội địa, trong khi trước đó, G7 từng chiếm 38%.
Việc thường xuyên vắng mặt ở công ty và giao toàn quyền điều hành cho nhóm quản lý bên dưới sau khi đẩy bà Thảo ra khỏi Trung Nguyên đã nảy sinh nhiều vấn đề trong nội bộ, làm ảnh hướng đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của công ty.
 
Kết quả là thị phần cà phê G7 đã giảm thê thảm xuống còn 12% tại nội địa, trong khi trước đó, G7 từng chiếm 38% thị phần, lợi nhuận của công ty lần đầu tiên bị sụt giảm do chi phí tăng cao đột biến.
Không thể nhắm mắt làm ngơ trước tình hình Trung Nguyên ngày càng đi xuống, bà Thảo nhiều lần khuyên can ông Vũ và mong ông để bà trở lại điều hành nhưng ông không đồng ý. Ngày 16/9/2015, bà Thảo nộp đơn ly hôn như giải pháp tạm thời để bảo toàn 50% tài sản của mình tại tập đoàn cho các con sau này.
Thông qua việc ly hôn, bà đã đề nghị tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm thay đổi hiện trạng, giữ nguyên cơ cấu tổ chức quản lý điều hành tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên; và cấm chuyển dịch, tặng cho đối với số cổ phần đứng tên ông Vũ tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên cho đến khi có quyết định khác của toà án”.
 
Việc bà Thảo phát đi thông điệp muốn đoàn tụ gia đình để cứu Trung Nguyên đã được dư luận đặc biệt quan tâm, ủng hộ.
Tuy đã được ban hành, nhưng không lâu sau đó, TAND TP.HCM đã thay đổi biện pháp này. Tiếp đó, bà bị nhóm muốn thâu tóm Trung Nguyên kiện ra tòa án ở Singapore, cho người gửi thư phủ nhận vai trò của bà đối với các nhà phân phối và các đối tác trong, ngoài nước…
Vụ án ly hôn sơ thẩm được TAND TP.HCM giải quyết vừa qua là biểu hiện rõ nhất cho việc có thế lực đang tìm đủ mọi cách để đẩy bà Thảo ra khỏi công ty mà bà đang là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu, cho dù bà đã có nguyện vọng rút đơn ly hôn tại tòa.
Bà Thảo từng nhiều lần chia sẻ rằng bà chưa bao giờ muốn ly hôn với chồng. Bởi vì vợ chồng bà từng có mối tình đẹp và 4 người con ngoan. Vợ chồng bà cùng nhau khởi nghiệp và vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê hàng đầu của Việt Nam. Lúc này, gia đình bà không thể rời bỏ nhau, nhất là khi bà biết chồng mình đang bệnh.
Việc bà Thảo đoàn tụ với ông Vũ sẽ không chỉ là điều đáng mừng đối với Trung Nguyên, vì công ty có được sức mạnh từ thế mạnh của hai vợ chồng, mà còn tạo điều kiện để bà Thảo chăm sóc sức khỏe kịp thời cho ông Vũ, kết thúc mọi tranh chấp kiện tụng và ổn định lại tình hình Trung Nguyên”.
Dân Việt/Theo Minh Anh (Gia đình & Xã hội)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.