Hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Về thôn 3, TT.Đăk Rve, H.Kon Rẫy (Kon Tum), hỏi về vợ chồng chị Y Ngọc Trinh (28 tuổi) và anh Trần Chí Tâm (30 tuổi), người dân ai cũng bảo hiếm gặp vợ chồng nào hạnh phúc như thế, thành gương sáng ở khu dân cư.

Vợ chồng chị Trinh - anh Tâm trong quán buôn bán nhỏ của gia đình
Vợ chồng chị Trinh - anh Tâm trong quán buôn bán nhỏ của gia đình



Chị Trinh ở xứ núi nghèo H.Kon Rẫy, bị liệt hai chân bẩm sinh, năm 2014 đăng ký vào học lớp đào tạo tin học văn phòng dành cho người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM. Lúc ấy, anh Tâm, quê ở An Giang, bị liệt một tay trái và teo cơ hai chân, cũng đang theo học tại đây. Cuối năm 2014, lớp học kết thúc, anh Tâm theo chị Trinh về Tây nguyên ra mắt gia đình người yêu, với ước nguyện kết thành tổ ấm. Chị Trinh kể, lúc ấy cả nhà rơm rớm nước mắt, thương cho đôi trẻ, nhưng lại không chấp nhận. Bởi ngày đó cuộc sống của cả hai còn phụ thuộc gia đình, thành vợ chồng rồi tương lai sẽ ra sao? Nếu có con, ai sẽ gánh vác?

Thế nhưng bằng tình yêu chân thành, đầu năm 2015, anh Tâm đến TT.Đăk Rve, quyết xin bố mẹ chị Trinh được làm rể. Tình yêu của họ đã lay động các đấng sinh thành. Từ đó, hai vợ chồng lập nghiệp, gầy dựng cuộc sống đến hôm nay.


Ngày mới về sống chung, việc tự thân lập nghiệp của đôi trẻ khá gập ghềnh. Ban đầu anh cùng vợ mở quán bán phở buổi sáng tại nhà. Thế nhưng chỉ được mấy ngày đầu, sau đó quán phở ế ẩm, đành phải dẹp. “Tôi kiên trì đi tìm việc, xin phụ làm cỏ, cắt lúa, chăn thả gia súc thuê cho các hộ dân ở H.Kon Rẫy để kiếm gạo cho hai vợ chồng qua bữa”, anh Tâm nhớ lại.

Sau đó, vợ chồng anh Tâm được ba mẹ vợ dựng cho căn nhà tạm bợ. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin H.Kon Rẫy hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng căn nhà mới vững chắc hơn. Một năm sau, hai vợ chồng đón đứa con gái đầu lòng xinh xắn. Có con, anh Tâm lại nghĩ thêm cách làm ăn mới.

Lúc ấy, anh Tâm có 4 triệu đồng tiết kiệm trong những tháng đi làm thuê, nên trích ra 2 triệu đồng mở một quầy hàng nhỏ và giao cho vợ bán nhu yếu phẩm cho dân quanh xóm. 2 triệu đồng còn lại, anh Tâm mua 1 con heo sinh sản, từ đó phát triển thành đàn heo thịt từ 4 - 6 con/năm, bán ra được khoảng 15 - 20 triệu đồng. Anh Tâm còn nuôi gà, mỗi năm cho thu nhập 8 - 10 triệu đồng.

Cách làm kinh tế này giúp anh trả được nợ nần và cuộc sống đã không còn cảnh chạy ăn từng bữa như ngày đầu thành vợ thành chồng.

P.Anh - T.Hà (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.