Gian nan cuộc chiến chống thực phẩm bẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm nay, qua kiểm tra 3.530 lượt cơ sở, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 642 lượt cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy số vụ vi phạm giảm so với năm trước nhưng đây vẫn là con số đáng lo ngại bởi sự vi phạm này ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sức khỏe của con người.
 
Trong “Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016, Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của tỉnh đã thành lập các đoàn thanh-kiểm tra liên ngành kiểm tra trên 1.300 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm ở 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả, các đoàn liên ngành đã phát hiện gần 220 cơ sở vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lỗi vi phạm chủ yếu là điều kiện trang-thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo; điều kiện về con người không phù hợp; vi phạm về ghi nhãn thực phẩm; không đảm bảo điều kiện an toàn về khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm...

 

Cán bộ Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) kiểm tra một cơ sở chế biến mỡ động vật ở TP. Pleiku. Ảnh: H.T
Cán bộ Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) kiểm tra một cơ sở chế biến mỡ động vật ở TP. Pleiku. Ảnh: H.T

Theo đánh gia của Ban Chỉ đạo ATVSTP của tỉnh, có những điểm kinh doanh thực phẩm mà hầu hết các đơn vị chức năng cực kỳ khó kiểm tra, kiểm soát chất lượng, đó là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhất là dịch vụ ăn uống đường phố. Ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND TP. Pleiku, cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Trong những tháng đầu năm, các đơn vị chức năng của thành phố kiểm tra 72 cơ sở thì có đến 52 cơ sở vi phạm. Toàn thành phố hiện cũng có 752 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng từ đầu năm tới nay chỉ phát hiện 9 cơ sở vi phạm. Số lượng cơ sở vi phạm bị phát hiện ít là vì mảng kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố đã được thành phố phân cấp về cho các xã, phường nhưng năng lực chuyên môn của cán bộ cơ sở về vấn đề này còn hạn chế nên rất khó trong việc kiểm tra, kiểm soát và phát hiện thực phẩm bẩn. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là hiện trên địa bàn TP. Pleiku có khoảng 80 lò giết mổ, nhưng đến nay vẫn chưa có một cơ sở nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, các lò giết mổ tập trung dưới sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người dân.
 

Ông Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương, nhận định: “Lòng tham của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn tới vi phạm. Vì vậy, cần có chế tài thật mạnh để răn đe, xử lý các cơ sở vi phạm”.

Kiểm soát thực phẩm bẩn trên thị trường đã và đang thực sự là một “cuộc chiến” đầy cam go. Thực tế hiện nay, trong nhà vườn của các hộ trồng rau, luôn có tình trạng “rau ăn riêng, rau bán riêng”. Còn hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì ngày càng tinh vi. Để xử lý những trường hợp này cần có một quá trình điều tra kỹ lưỡng, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ và năng lực chuyên môn nhất định.

Tình hình đó buộc tỉnh phải đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn để “cuộc chiến” này đạt được kết quả như mong muốn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người dân. Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm do Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP của tỉnh tổ chức, việc xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và phải sạch là giải pháp được Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chỉ đạo các ngành chức năng. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm tra, quản lý chặt chẽ vấn đề giống, thuốc trừ sâu, phân bón được sử dụng để sản xuất thực phẩm; đồng thời, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở chế biến thức ăn trong trường học, các bếp ăn tập thể. Đối với những trường hợp vi phạm phải xử lý thật nghiêm. Đặc biệt, công tác tuyên truyền phải được chú trọng đúng mức vì thực phẩm bẩn hay không bẩn phụ thuộc chủ yếu vào lương tâm và ý thức của người sản xuất kinh doanh.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).