Gia Lai: Gia tăng các bệnh truyền nhiễm ở người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 20-8, Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý dự án An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng tổ chức hội nghị triển khai các hoạt động phòng-chống bệnh truyền nhiễm ở người. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo 17/17 Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Hội nghị triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người. Ảnh: N.N
Hội nghị triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người. Ảnh: N.N
Theo báo cáo, từ đầu năm 2019 đến nay, các bệnh truyền nhiễm ở người có chiều hướng gia tăng. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Gia La đã ghi nhận 6.202 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2018), trong đó có 2 ca tử vong; gần 900 ca mắc sốt rét (cùng kỳ năm 2018 có 337 ca); 470 ca mắc sởi; công tác tiêm chủng mở rộng đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra… Các bệnh truyền nhiễm ở người sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng trong thời gian tới, nhất là bệnh sốt xuất huyết, sốt rét.
Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng-chống các bệnh truyền nhiễm ở người như: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan và phát sinh trên diện rộng; vận động các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cùng tham gia phòng-chống dịch bệnh...
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.