Gia Lai: Đầu tư xây dựng 334 công trình thủy lợi kiên cố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-6, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về hiệu quả đầu tư quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

  Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Hồng Thi

Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách Tính đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây dựng 334 công trình thủy lợi kiên cố; trong đó có 113 công trình hồ chứa, 189 công trình đập dâng và 42 công trình trạm bơm với tổng năng lực thiết kế tưới cho 54.944 ha (31.167 ha lúa, 23.777 ha rau màu và cây công nghiệp). Ngoài ra còn có một số công trình tạm, bán kiên cố và hiện có 15 công trình thủy lợi đang xây dựng mới. Đa số các công trình thủy lợi đã phát huy được trên 70% năng lực thiết kế; một số công trình phát huy tốt, đạt và vượt năng lực thiết kế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những công trình hiệu quả còn thấp. Ngoài nhiệm vụ chính là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, một số công trình thủy lợi còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho dân; cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực; góp phần cắt giảm đỉnh lũ hạn chế thiên tai; khai thác tổng hợp về thủy điện, du lịch và nuôi trồng thủy sản...

Hàng năm, Công ty TNHH một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi bố trí khoảng 4-5 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, địa phương tùy theo điều kiện của mình bố trí kinh phí từ nguồn thủy lợi phí hoặc sự nghiệp thủy lợi để duy tu, bảo dưỡng công trình. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đều chủ trì tổ chức đi kiểm tra an toàn hồ chứa trước mùa mưa lũ.

Tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn đã tập trung vào những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh như: đội ngũ cán bộ thủy lợi mỏng, thiếu và yếu; chưa chú trọng đến công tác điều tra thủy lợi cơ bản; sớm tích hợp quy hoạch thủy lợi và quy hoạch kinh tế-xã hội chung của tỉnh; cần có biện pháp xử lý đối với những địa phương không thu được phí thủy nông; tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy lợi; hệ thống pháp luật về thủy lợi chưa đồng bộ; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thủy lợi cơ sở…

HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.