Đường trắng - đường nâu, bên đâu mới tốt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do rất khó để cắt hẳn lượng đường trong chế độ ăn, nhiều người chuyển sang dùng đường nâu. Tuy nhiên, liệu đường nâu có thực sự tốt hơn đường trắng?
Đường là một thành phần cần thiết trong thực phẩm hàng ngày, từ nước giải khát cho đến các món tráng miệng. Ngoài kẹo, đường còn có trong các thực phẩm chế biến thường dùng làm thức ăn nhanh.
Tuy nhiên, theo The Indian Express, việc sử dụng quá nhiều đường sẽ dẫn đến các nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như béo phì, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.
Do rất khó để cắt hẳn lượng đường trong chế độ ăn, nhiều người tìm một loại khác "lành mạnh hơn" để thay thế, đó chính là đường nâu. Tuy nhiên, liệu đường nâu có thực sự tốt cho sức khỏe hơn là đường trắng?

Đường nâu có màu sậm hơn do trong thành phần có chứa mật mía. Ảnh: Pexels
Đường nâu có màu sậm hơn do trong thành phần có chứa mật mía. Ảnh: Pexels
Bà Sharanya Shastry, Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng thuộc Bệnh viện Apollo Spectra ở Bangalore - Ấn Độ, nói: "Đường nâu có thể cung cấp nhiều khoáng chất, chẳng hạn như canxi, hơn đường trắng. Tuy nhiên, nó không đặc biệt có lợi cho sức khỏe".
TS Ajay Nair, chuyên gia tư vấn - nội khoa của bệnh viện đa khoa Narayana Jaipur, đồng ý với nhận định này. Theo ông, đường trắng và đường nâu không có nhiều khác biệt trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua ăn uống.
"Việc sử dụng đường trắng hay đường nâu đơn giản là do sở thích cá nhân, bởi điểm khác biệt chỉ là vị và màu sắc. Dù đường nâu có chứa nhiều khoáng chất hơn đường trắng song cũng chỉ ở lượng rất ít và không đặc biệt có lợi hơn cho sức khỏe" - TS Nair khẳng định.
TS Nair cho biết thêm: "Đường nâu có màu sậm hơn do trong thành phần có chứa mật mía, được bổ sung trong quá trình sản xuất hoặc hoàn toàn tự nhiên. Đường nâu thường được sử dụng đối với các món nướng cần có vị đậm đà hơn hoặc mềm và dai hơn".
Bà Shastry chia sẻ thêm rằng đường nâu có nguồn gốc từ các cây cọ như aren, kelapa, siwalan. "Nó bao gồm một số khoáng chất như canxi, sắt và kẽm" - bà Shastry nói.

Đường được coi là một yếu tố chính của gây ra béo phì và nguyên nhân hàng đầu của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. Ảnh: Thinkstock
Đường được coi là một yếu tố chính của gây ra béo phì và nguyên nhân hàng đầu của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. Ảnh: Thinkstock
TS Priyanka Rohatgi, trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng thuộc bệnh viện Apollos - Ấn Độ, nói: "Đường nâu có chứa nhiều canxi hơn đường trắng, cụ thể là 83 mg/100 g đường nâu so với 1 mg/100 g đường trắng. Các khoáng chất còn lại chỉ nhỉnh hơi đôi chút".
Đường được coi là một yếu tố chính của gây ra béo phì và nguyên nhân hàng đầu của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. TS Nair đề xuất lượng đường được xem là an toàn cho nam giới và phụ nữ: "Phụ nữ không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày, tương đương 100 calo; trong khi nam giới là 9 muỗng cà phê hoặc 150 calo".
Theo Khánh Thu (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm