Đường đến Google của một chàng sinh viên Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng 7-2017, sinh viên 22 tuổi Trịnh Hoàng Triều bắt đầu công việc tại Tập đoàn Google (Mỹ). Triều là sinh viên VN được Google tuyển dụng cho chương trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

Triều được Google tuyển dụng khi bạn đang là sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

 

Trịnh Hoàng Triều (ngồi) trao đổi với các bạn trong một lớp học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).
Trịnh Hoàng Triều (ngồi) trao đổi với các bạn trong một lớp học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).

Hạt cát nhỏ giữa đại dương

* Chào Hoàng Triều, tại sao những nhà tuyển dụng ở Google chú ý đến hồ sơ của bạn cho chương trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (Google Brain Residency)?

- Theo tôi, tất cả hồ sơ cho mọi chương trình mang tính chất nghiên cứu khoa học nên có một trong hai thứ: hoặc bài báo khoa học hoặc là thư giới thiệu, nếu có cả hai thì càng tốt.

Hồ sơ của tôi được chọn một phần là nhờ thư giới thiệu từ những giáo sư từng làm việc trực tiếp và hướng dẫn tôi, một phần là thư giới thiệu nội bộ của nhân viên đang làm việc tại Google Brain. Chính thư giới thiệu nội bộ sẽ tăng khả năng vượt qua được “vòng gửi xe” (tức xét duyệt hồ sơ) một cách đáng kể.

* Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn của các chuyên gia như thế nào?

- Quá trình ấy khá áp lực, sau vòng xét hồ sơ tôi trải qua thêm hai vòng phỏng vấn về kỹ năng nghiên cứu và toán học, một vòng về kỹ năng lập trình. Các kết quả được ghi nhận lại sẽ tiếp tục đi qua hai hội đồng xét tuyển độc lập khác, không bao gồm những người đã từng phỏng vấn tôi.

Vì Mỹ trái múi giờ với Việt Nam nên thời gian họ phỏng vấn thường rơi vào giữa đêm hoặc đầu giờ sáng - khoảng thời gian mà não con người đang trong trạng thái mơ màng nhất.

Trước mỗi lần phỏng vấn tôi thường sử dụng “tuyệt chiêu” đi đá cầu, đi dạo cho rã rời thân thể để về nhà ngủ cho sâu, sáng dậy sớm, uống thêm ly cà phê để đảm bảo rằng thời điểm họ phỏng vấn mình là lúc đầu óc mình nhạy bén nhất.

So với những người khác cùng lĩnh vực trên thế giới, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ giữa đại dương. Việc tôi trúng tuyển và đến làm việc tại Google là cơ hội giúp tôi được mở rộng tầm mắt, học hỏi từ những nhà khoa học đầu ngành, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới.

Tự tạo cơ hội cho bản thân

* Được biết bạn có hai lần đi thực tập ở nước ngoài. Bạn đã làm gì để cơ hội ấy đến với mình?

- Tôi từng có thời gian thực tập tại Canada và Nhật. Định hướng chính của tôi vốn là nghiên cứu khoa học. Nhưng trong nước lại rất ít triển khai những dự án mang nhiều rủi ro về thời gian lẫn kinh phí như vậy. Thế nên tôi chọn ra nước ngoài để đáp ứng được nguyện vọng của mình.

Tôi cho rằng việc mình được chọn vào thời điểm ấy là một sự may mắn. Giữa năm nhất tôi tình cờ đăng ký tham gia lớp học của một giáo sư người Mỹ do trường mời về thỉnh giảng cho giảng viên, sinh viên cao học...

Ông đánh giá cao khả năng của tôi và nhắn nhủ sau này nếu muốn đi du học, ông sẽ giúp tôi viết thư giới thiệu. Nên nhân lúc ông còn nhớ đến mình, tôi đã nhờ ông viết thư giới thiệu thực tập tại Canada. Đây là điểm bắt đầu cho những lần thực tập tiếp theo của tôi và hiện tại là Google Brain.

* Thời điểm nào bạn bắt đầu nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và những yếu tố nào đã giúp bạn trong việc nghiên cứu ấy để có được cơ hội như hiện tại?

 

Người thầy truyền cảm hứng

* Trong suốt quá trình đã qua, ai là người ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho bạn nhiều nhất?

- PGS.TS Trần Minh Triết (phó trưởng bộ môn công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) là “bàn tay phía sau” của rất nhiều sinh viên. Thầy không chỉ định hướng về mặt chuyên môn mà còn chỉ dẫn hết sức tận tình về đường đi nước bước, cổ vũ tinh thần cho sinh viên...

Ngoài ra, tôi cũng thấy mình rất may mắn vì có một nền tảng gia đình trọng giáo dục. Đặc biệt là sự hỗ trợ ổn định về mặt tinh thần lẫn tài chính nên tôi mới có thể tập trung làm nhiều việc khác nhau, nhất là chú trọng vào thực hiện các nghiên cứu.

- Khi tôi đang học năm thứ nhất, có một anh cùng khoa chia sẻ khóa học online từ trang Coursera (dạy mức cơ bản về trí thông minh nhân tạo). Càng tìm hiểu thì càng hứng thú, tôi bắt đầu tải các tài liệu nâng cao về đọc, đăng ký các khóa học online miễn phí của các trường ĐH lớn như: MIT, Stanford... Sau đó, tôi quyết định mình sẽ nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này hơn.

Có hai yếu tố chính đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu.

Thứ nhất, tôi có gốc là học sinh chuyên toán nên bắt đầu rất dễ dàng.

Thứ hai, thời điểm nghiên cứu và tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo của tôi sớm hơn những người khác khi đó còn là một lĩnh vực khá mới mẻ.

Đến khi trí tuệ nhân tạo trở thành xu hướng và được các công ty lớn đầu tư, tuyển dụng thì tôi đã có sẵn trong tay nhiều kinh nghiệm.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.