Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.

Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.

Theo bà Y Der, trước kia, cây hmúa hay cây gdua có nhiều trong núi. Ngày nay, cây dần ít đi, muốn tìm được phải lặn lội vào tận rừng sâu. Để tìm được 1 - 2 cây đủ làm một chiếc áo, bà phải mất một ngày vào tận rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập dập vỏ thân cây.

Để tạo ra được trang phục từ vỏ cây, người làm phải tập trung, kiên nhẫn và khéo léo. Vỏ cây phải được đập dập đều tay, để lộ ra lớp vỏ trắng với phần xơ dày dặn, quyện chặt vào nhau. Sau đó, mang đi ngâm giặt và phơi khô nhiều lần, những tấm vỏ cây này mới được đem khâu nối lại với nhau bằng dây cây jrông, tạo thành trang phục khá thô sơ nhưng lại rất chắc chắn. Thông thường, áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn, còn mặt ngoài sần sùi hơn. Trung bình bà Y Der sẽ phải mất khoảng 2 -3 ngày để hoàn thiện một chiếc áo, khố, váy.

Nghệ nhân ưu tú Y Der vẫn miệt mài lưu giữ những bộ trang phục từ vỏ cây của cha mẹ để lại. Ảnh: MV

Nghệ nhân ưu tú Y Der vẫn miệt mài lưu giữ những bộ trang phục từ vỏ cây của cha mẹ để lại. Ảnh: MV

“Hiện tôi còn giữ 10 bộ trang phục vỏ cây của cha mẹ để lại. Còn 4 bộ tôi mới làm vào 3 năm trước. Hiện trang phục này không được sử dụng thường xuyên, chỉ dùng trong các lễ đâm trâu, mừng lúa mới hoặc lễ hội cồng chiêng - múa xoang”- bà Y Der cho hay.

Là người am hiểu về văn hóa dân gian dân tộc Xơ Đăng, nghệ nhân ưu tú A Nian (75 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) cho biết, trong mỗi lễ hội của thôn hoặc xã tổ chức thường có người mặc trang phục làm từ vỏ cây. Điểm đặc biệt họ mặc trang phục này sẽ đeo thêm chiếc mặt nạ đẽo từ tấm gỗ. Mặt nạ được điêu khắc thành hình thù kỳ dị hoặc hài hước. Nhiều bộ phận như mắt, mũi, miệng, trán, cằm hay râu được cách điệu với đường nét hết sức hoang sơ.

Các trang phục được làm từ vỏ thân cây hmúa và gdua nên rất chắc chắn. Ảnh: MV

Các trang phục được làm từ vỏ thân cây hmúa và gdua nên rất chắc chắn. Ảnh: MV

“Tôi gìn giữ và lưu truyền cách làm những bộ trang phục từ vỏ cây rừng là mong muốn góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Xơ Đăng thời xưa. Tuy nhiên, thế hệ trẻ bây giờ không còn ai mặn mà và biết cách làm nữa. Nhiều năm qua, tôi cũng như bà Y Der đã tích cực hướng dẫn một số thanh niên trong thôn làm trang phục vỏ cây với mong muốn lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của ông cha, để con cháu trong tương lai biết đến trang phục độc đáo của dân tộc”- ông A Nian nói.

Ông A Lũy- Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Réo cho biết: “Với nơi đây, trang phục bằng vỏ cây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cộng đồng qua mỗi thời kỳ. Trang phục từ cỏ cây cũng là sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên. Trong tiềm thức những thế hệ đi trước như bà Y Der hay ông A Nian vẫn luôn đau đáu việc bảo tồn và trao truyền nét văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ người Xơ Đăng”.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.