Điểm báo Gia Lai ngày 5-9-2015

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trên số báo in ngày 5-9-2015 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
 

>> Xuất khẩu cao su sang Mỹ: Giải pháp ổn định, lâu dài (Trang 3)

Có thể nói, Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn đối với các công ty xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Thế nhưng, để có một “vé” trong “sân chơi” này không phải dễ, do tiêu chuẩn, chất lượng đối tác Mỹ yêu cầu khá cao, nhất là đối với với mặt hàng cao su thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Tuy nhiên, với chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững, lâu dài, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông (Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm vươn ra tìm kiếm thị trường mới, xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ.

 

>> Chênh vênh cầu tạm (Trang 5)

Thống kê của Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 44 cầu treo và 129 cầu dân sinh. Kết quả của đợt rà soát và khảo sát chất lượng các cây cầu do Sở thực hiện cho thấy, có đến 54 cầu treo, cầu dân sinh được đưa vào danh sách cần đầu tư sửa chữa với tổng kinh phí dự kiến trên 36,7 tỷ đồng; trong đó có 11 cầu treo, cầu dân sinh nằm trong tình trạng không đảm bảo an toàn lưu thông và buộc phải tháo dỡ.

 

>> Chiếc khung dệt-Nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên (Trang 7)

Trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên nói chung và trong công việc hàng ngày của người phụ nữ nơi đây nói riêng, chiếc khung dệt và hình tượng người phụ nữ bên khung dệt trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo và rất riêng biệt với các vùng miền khác.

 

>> Bi kịch “xuất khẩu lao động” vùng biên (Trang 8)

Không cần tay nghề, chẳng cần hộ chiếu mà chỉ cần chạy vạy một khoảng tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng và đặc biệt phải là nữ giới, độ tuổi từ 18 đến 35, bất kỳ ai cũng có thể… “xuất khẩu lao động sang Trung Quốc” làm công nhân với mức lương trên 10 triệu đồng/tháng! Lời cam đoan ngọt ngào của cặp đôi môi giới Xuyến-Thế khiến chị Nguyễn Thị Hương (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) thêm vững tin vào giấc mơ hão huyền “xuất khẩu lao động” nhưng rồi chị phải trả giá bằng thân phận vợ lẽ hay nói đúng hơn là “chiếc máy đẻ” với bao nỗi nhục nhã, ê chề nơi đất khách…

 

GLO

Có thể bạn quan tâm