Trên số báo in ngày 19-5-2017 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Bà chủ trẻ của Mochi Mochi (Trang 4)
Dù đang có công việc khá tốt tại Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai, nhưng với khao khát cháy bỏng “tạo một thương hiệu riêng trong kinh doanh”, Dương Thị Phương Lan (4/28 Tuệ Tĩnh, TP. Pleiku) đã mạnh dạn tách ra khởi nghiệp. Sau 3 năm nỗ lực vươn lên, hiện chị đã trở thành bà chủ một công ty nhập khẩu kem cùng chuỗi cửa hàng kem “Mochi Mochi” dọc các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên khi chỉ mới 33 tuổi.
>> Bến nước - một sinh thể của buôn làng (Trang 5)
Bến nước ở các buôn làng Tây Nguyên là hình ảnh tiêu biểu và rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa đậm chất rừng” của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất-còn của bến nước ở đây có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.
>> Nhạc sĩ Krajan Dick: “Gọi gió” về Krông Pa (Trang 9)
Chả hiểu căn cứ vào đâu mà tôi cứ có ý nghĩ rằng, càng xuôi về phía Nam thì chất Tây Nguyên của người Tây Nguyên ở 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng càng nhạt đi, hay chính xác là có một sự mở ra, hướng tới sự hiện đại hơn. Thì tôi cứ thấy những nhà rông càng về phía Nam càng vắng bóng, trong khi, đồ rằng, ngày xưa tất cả các dân tộc sống ở Trường Sơn Tây Nguyên đều có. Rồi thì ngay cách phối màu vải, váy khố áo và nhất là âm nhạc. Loại trừ những bài hát của các nhạc sĩ người Kinh khai thác từng khía cạnh của dân ca Tây Nguyên, còn lại các bài hát của các nhạc sĩ người Tây Nguyên mà tôi biết, chất Tây Nguyên có vẻ “mỏng” hơn khi xuối về Lâm Đồng…
>> Nơi gột rửa lỗi lầm (Trang 10)
Một chiều tháng 5, giữa tiết trời oi nóng, những phạm nhân đang học tập, cải tạo tại Trại tạm giam Công an tỉnh vẫn cần mẫn chăm sóc từng luống rau. Họ đã và đang từng ngày, từng giờ phấn đấu học tập, cải tạo tốt để sớm được trở về hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Trên hành trình “lột xác” đó, bên cạnh sự động viên, giúp đỡ tận tâm của những cán bộ quản giáo thì các phạm nhân cũng luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng hướng thiện.