Di dời chợ Hoa Lư: Cần phương án phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 3 năm qua, việc di dời chợ Hoa Lư cũ (đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) vào chợ mới (trên đường Nguyễn Bá Lân, cách chợ cũ 100 mét) chưa thực hiện được bởi một số khó khăn, vướng mắc.

Sớm đưa chợ mới vào hoạt động

Chuyển vào chợ Hoa Lư mới kinh doanh đã được 2 năm nay, hầu như chiều nào chị Nguyễn Thị Kim Trang cũng mang trứng, hành khô đến bán. “Mình bán lâu rồi, giờ cũng quen khách. Nếu chợ mới chính thức hoạt động thì chắc chắn buôn bán sẽ tốt hơn”. Cũng chuyển vào chợ Hoa Lư mới để bán rau, bà Đặng Thị Hồng cho biết: “Trong này rộng rãi và sạch sẽ hơn. Hiện tại, chợ chưa thu phí nên việc bán hàng thuận lợi. Nếu chợ chuyển hẳn vào đây, tôi có thể yên tâm buôn bán mà chẳng lo bị “đuổi” như ngoài chợ cũ”.

 

Chợ Hoa Lư mới hiện đã có một số hộ tự nguyện vào buôn bán.        Ảnh: D.Q
Chợ Hoa Lư mới hiện đã có một số hộ tự nguyện vào buôn bán. Ảnh: D.Q

Với mong muốn sớm đưa chợ Hoa Lư mới vào hoạt động, thời gian qua, TP. Pleiku đã triển khai nhiều cuộc họp bàn giải pháp di dời. Đồng thời, tổ chức vận động, tuyên truyền bà con tiểu thương tự nguyện di dời vào chợ mới. Theo ông Nguyễn Kim Đại-Phó Chủ tịch UBND thành phố, tỉnh đã thống nhất về cơ bản với đề xuất phương án triển khai giải phóng mặt bằng, di chuyển chợ Hoa Lư cũ vào chợ mới. Phương án di dời, giải tỏa chợ cũ đang được thành phố xây dựng, đảm bảo đúng lộ trình, hồ sơ pháp lý.

Bên cạnh đó, việc phân lô, đấu thầu cũng được tính toán để tiểu thương lựa chọn. Trong đó, ưu tiên cho những hộ đang kinh doanh ở chợ cũ, đặc biệt là những hộ đã đóng góp xây dựng chợ. Ngoài ra, UBND thành phố cũng chỉ đạo Ban Quản lý chợ Hoa Lư mới rà soát lại những bất cập trong chợ mới để khắc phục, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bà con tiểu thương. Thành phố cũng yêu cầu UBND phường Hoa Lư tích cực phối hợp với các cơ quan, đoàn thể vận động, tuyên truyền các hộ kinh doanh buôn bán tự nguyện di chuyển vào chợ mới. Cưỡng chế là biện pháp cuối cùng mới sử dụng đến. Chợ cũ sau khi giải tỏa sẽ xây dựng công trình công cộng.

Cần giải quyết hợp tình, hợp lý

Là một trong 41 hộ tham gia đóng góp vốn xây dựng chợ Hoa Lư cũ từ năm 1992, ông Võ Công Chánh cho rằng: “Chủ trương di dời chợ chúng tôi ủng hộ. Tuy nhiên, trước đây, chúng tôi hợp đồng xây nhà ở và buôn bán chứ không phải là xây ki ốt chỉ để buôn bán. Vì thế, hơn 20 năm nay, gia đình chúng tôi vẫn sinh sống ở đây, đóng thuế đất và tham gia mọi sinh hoạt cũng như hộ dân thuộc phường Hoa Lư. Do đó nếu chuyển chợ, thành phố cần có phương án bố trí chỗ ở mới cho gia đình vì thời gian hợp đồng vẫn còn” (hợp đồng ký kết 30 năm, đến nay chỉ mới 25 năm-P.V).

Còn ông Huỳnh Văn Trí (lô 41, chợ Hoa Lư cũ) lại mong muốn: “Chúng tôi sống ở đây đã lâu, các hộ trong chợ cũng giống như một tổ dân phố, tình làng nghĩa xóm với nhau. Bây giờ di dời, thật sự không ai muốn. Chủ trương di chuyển chợ chúng tôi ủng hộ, nhưng mong thành phố tạo điều kiện hóa giá những căn nhà này để chúng tôi tiếp tục sinh sống”.

Chợ Hoa Lư chủ yếu hoạt động vào buổi sáng, buổi chiều tầm 15 giờ chợ tiếp tục hoạt động trở lại. Việc họp chợ buổi chiều không nhộn nhịp như buổi sáng, chủ yếu là các hộ kinh doanh thực phẩm. Thế nhưng, tình trạng một số hộ cố tình tràn ra lề đường để buôn bán khiến một đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám lộn xộn và mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó, chợ xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo vệ sinh cũng như phòng cháy chữa cháy… Chính vì vậy, việc xây dựng chợ mới là chủ trương đúng đắn, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.