Đầu Xuân, trò chuyện với tác giả tập thơ "Tổ quốc nhìn từ biển"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuân này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đón nhận rất nhiều niềm vui lớn. Song vui nhất đối với anh và cả những người yêu thơ anh có lẽ là tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” đạt giải thưởng danh giá nhất của làng văn Việt Nam - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016.

“Tổ quốc nhìn từ biển” là tập thơ Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành cuối năm 2015, gồm 50 bài thơ với rất nhiều những đề tài khác nhau. Độc giả yêu thơ có thể gặp nhiều bài thơ viết về biển đảo, chiến tranh giữ nước bằng giọng thơ tráng ca, sử thi. Đó chính là hướng chủ đạo của thi ca Nguyễn Việt Chiến trong suốt 40 năm qua.

 

Tập thơ tập trung những bài thơ hay nhất của tác giả viết về biển như: Tổ quốc nhìn từ biển; Một lần Tổ quốc được sinh ra; Tổ quốc bên bờ biển cả; Biển sau bão… Trong đó, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” ra đời vào tháng 4/2009; đến nay vẫn đang đồng hành cùng với trái tim những người Việt Nam yêu nước, hướng về biển đảo thân yêu của Tổ quốc với khúc cùng tên được phổ nhạc từ bài thơ.

Nói như nhà thơ Hữu Thỉnh: Đọc “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến sẽ thấy rằng những vấn đề đại tự sự hôm nay đã được đặt lên trang viết một cách rất có trách nhiệm.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh năm 1952, quê quán tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội; có bút danh Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Chiến, Từ Kim Việt. Hiện anh công công tác tại trang thông tin điện tử của Hội Nhà văn Việt Nam (vanvn.net). Anh là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và Hội Nhà văn Việt Nam.

Trước tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”, Nguyễn Việt Chiến đã xuất bản một số tác phẩm: “Mưa lúc không giờ”, “Ngọn cờ thời gian”, “Cỏ trên đất”, “Những con ngựa đêm”, “Trăng và thơ đọc chậm” … Anh đã nhận được giải Nhì cuộc thi Thơ báo Văn nghệ, giải Nhì cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội.

Gặp gỡ nhà thơ trong một ngày đầu Xuân, Nguyễn Việt Chiến tâm sự: Tôi nghĩ rằng mỗi một nhà văn, nhà thơ chỉ có thể chạm vào tinh thần cốt lõi của dân tộc khi mỗi bài thơ, những tác phẩm của họ nói lên tiếng nói yêu nước trong thời điểm đất nước gian lao, đất nước hướng về biển Đông, về biển đảo và Trường Sa - nơi tuyến đầu của Tổ quốc. Năm 2016, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho tập thơ này cũng là ghi nhận một phần thi ca hướng về tuyến đầu Tổ quốc.

Nói về tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”, nhà thơ Anh Ngọc từng khẳng định rằng Nguyễn Việt Chiến vừa tiếp tục làm công việc của các thi sĩ thuộc thế hệ chiến tranh trước đây, vừa đề cập kịp thời đến những vấn đề nóng bỏng của đất nước và dân tộc hôm nay.

Bằng chất giọng sử thi vốn có, chỉ với một bản tráng ca “Tổ quốc nhìn từ biển”, tác giả đã cắm lên một ngọn cờ trang trọng trong rừng cờ của thi ca đang tung bay trên ngọn sóng Biển Đông, vào thời khắc mà cả trời, đất, biển cả của Tổ quốc đang cần đến tiếng lòng của tất cả chúng ta hơn bao giờ hết.

Nhớ lại dịp đầu Xuân Bính Thân năm 2016, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” được tác giả đọc trong Tết Nguyên Tiêu nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo công chúng yêu thơ Thủ đô. Với Nguyễn Việt Chiến, có lẽ xúc động nhất lại chính là thời khắc anh được đọc bài thơ này tại một đêm thơ lớn ở Trường Sa.

“Trong cuộc đời, có lẽ không nhiều người được may mắn như tôi khi được mang “đứa con tinh thần” của mình viết về Trường Sa đọc ngay trên quần đảo Trường Sa trong hơi thở ầm vang của biển và lớp lớp những con sóng trào. Khi tôi đang đọc, rất nhiều chiến sĩ hải quân ùa lên ôm lấy tôi và chúng tôi cùng hòa giọng đọc bài thơ với cảm xúc dâng tràn từ mỗi con tim..”- Nhà thơ nhớ lại.

Cũng trong lần tham gia chuyến công tác đặc biệt tại Trường Sa tháng 5/2016, tới thăm các đảo chìm, đảo nổi, nhà dàn, được dự lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại khu vực đảo Gạc Ma, Nhà thơ đã có được nhiều kỷ niệm đẹp. Để khi trở về đất liền, anh bắt tay ngay vào viết một trường ca mới về biển, đảo.

Trường ca mang tên “Biển của thời chưa mất” đã được hoàn thành, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc dịp Xuân này, như những cánh én mùa Xuân mang hơi ấm tinh thần từ đất liền đến với Trường Sa, với những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Mùa Xuân Đinh Dậu năm nay, nhà thơ muốn gửi đến các chiến sĩ Trường Sa lời chúc một mùa Xuân an lành yên bình, dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Qua từng cánh sóng, nhà thơ cũng muốn nhắn nhủ rằng “các anh hãy chắc tay súng, nhân dân cả nước luôn hướng về các anh!”.

Chia tay nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong sắc thắm của hoa đào ngày Xuân, trong những câu thơ lục bát về mùa Xuân của bài “Chuông chùa vọng tiếng trống đồng Trường Sa” mà theo anh, đó là lời gửi gắm của mình tới Trường Sa, tới những người lính đang làm nhiệm vụ giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

“Tiếng chuông vọng giữa thanh bình
Em tôi thấp thoáng dáng hình ngày Xuân
Vượt muôn trùng sóng ra thăm
Em như mây ấm mùa Xuân tốt lành…”

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...