(GLO)- Cái được lớn nhất từ đầu tư FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) dĩ nhiên là những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhà nước thu được tiền thuế (cũng có nhiều doanh nghiệp FDI tìm mọi cách lách thuế hoặc khai lỗ rồi chuyển tiền ra nước ngoài), công nhân Việt Nam có việc làm. Nhưng cái chưa được là sự phát triển của nền công nghiệp nội địa Việt Nam.
Không chỉ doanh nghiệp, khách hàng của doanh nghiệp là người dân cũng được hưởng lợi do lãi vay giảm, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Đây có thể coi là một tác động kép tới nền kinh tế.
Dù đối mặt nhiều khó khăn, trị giá xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản năm 2021 vẫn thu về kết quả ngoạn mục 15,6 tỷ USD, xuất siêu 12,6 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường mua đồ gỗ của Việt Nam nhiều nhất.
Việt Nam đã khống chế khá thành công dịch bệnh COVID-19, “lội ngược dòng“ với tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia trên thế giới bị COVID-19 gây thiệt hại nặng nề, kinh tế tăng trưởng âm. Trong bối cảnh này, trước xu hướng chuyển dịch đầu tư đến những quốc gia an toàn hơn, Việt Nam đang chuẩn bị mọi điều kiện để nắm bắt cơ hội đón sóng đầu tư FDI.
Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng“ để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và mời nhiều nước tham gia đối thoại, trong đó có Việt Nam.