Đăng hình ảnh người khác lên Facebook thế nào sẽ bị xử phạt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15.4.2020,  đã có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề tùy tiện sử dụng thông tin, hình ảnh của cá nhân người khác đăng lên Facebook. Chúng tôi đã trao đổi với luật sư Lê Ngọc Lam Điền - Trưởng văn phòng Luật sư Li và Đồng sự, Đoàn luật sư TPHCM –  về vấn đề này.
Cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân người khác đăng lên Facebook. Ảnh: Thế Lâm
Cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân người khác đăng lên Facebook. Ảnh: Thế Lâm
Thưa luật sư, khái niệm “thông tin cá nhân” và “thông tin của cá nhân” tương đồng hay khác nhau, và việc sử dụng những thông tin đó như thế nào là sai mục đích?
- Khái niệm “thông tin cá nhân” chính là thông tin về cá nhân như họ tên, địa chỉ cư trú, ngày tháng năm sinh, số CMND, số CCCD, số hộ chiếu, hoặc những thông tin tài chính của cá nhân như số tài khoản, số tiền gửi tiết kiệm hoặc thông tin có liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hoặc thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân.
Thậm chí, hiệu suất lao động của cá nhân tại đơn vị công tác, tình hình kinh tế, tài chính của cá nhân, sở thích cá nhân… cũng là thông tin cá nhân.
Thông tin cá nhân là thông tin thuộc về bản thân cá nhân đó (như đã giải thích ở trên). Còn “thông tin của cá nhân” thì chưa hẳn đã là thông tin cá nhân.
Bởi lẽ một cá nhân có thể sở hữu/biết được thông tin cá nhân của một người khác.
Việc sử dụng thông tin của cá nhân người khác với mục đích không đúng như mục đích họ cho phép hay không đúng theo quy định của pháp luật thì đó là hành vi sử dụng thông tin của cá nhân sai mục đích.
Nghị định 15/2020, Điều 102, Khoản 3, điểm e quy định “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng” đối với hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.
Vậy trong trường hợp một người (hoặc phóng viên) đi tham gia sự kiện, có chụp ảnh những người phát biểu, đám đông khách tham dự, sau đó đăng lại trên Facebook nhằm truyền tải lại thông tin sự kiện đó, thì liệu có bị xem là vi phạm hay không?
- Không. Bởi lẽ một sự kiện được tổ chức phải luôn được thông báo hoặc cấp phép cho tổ chức từ các cơ quan có chức năng quản lý, nội dung của sự kiện này luôn được thông báo rõ ràng khi xin phép tổ chức và đó là thông tin công khai, không thuộc danh mục thông tin mật theo quy định.
Phóng viên tham gia sự kiện có thẻ hành nghề và được phép tham dự sự kiện (nếu phóng viên không được phép tham gia thì phải có thông báo rõ trước khi diễn ra sự kiện và có lý do chính đáng).
Và theo Luật Báo chí, phóng viên được quyền tác nghiệp và truyền tải thông tin đến cộng đồng. Việc truyền tải thông tin bắt buộc phải chính xác và không được sử dụng thông tin sai mục đích của sự kiện.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định chặt chẽ hơn về các hành vi sử dụng mạng xã hội. Ảnh: Thế Lâm
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định chặt chẽ hơn về các hành vi sử dụng mạng xã hội. Ảnh: Thế Lâm
Vậy trong trường hợp khách tham quan, chụp hình các PG (promotion girl) đứng bên các sản phẩm mới tại các sự kiện thương mại, triển lãm…, sau đó họ đăng hình ảnh đó lên Facebook cá nhân thì có bị xem là vi phạm?  
- Các PG (promotion girl) khi làm việc tại sự kiện thương mại, triển lãm….với nội dung quảng cáo cho sản phẩm, sự kiện, nhân vật thì tất cả hình ảnh của họ với sản phẩm, sự kiện…. thuộc sở hữu của đơn vị tổ chức/người sử dụng lao động. Mục đích của sự kiện cũng đã thể hiện rõ khi đơn vị tổ chức xin giấy phép thực hiện.
Do đó, nếu khách tham quan chụp hình các PG đứng bên các sản phẩm, thậm chí không đứng bên sản phẩm nhưng vẫn trong trang phục quy định của đơn vị tổ chức, trong khuôn viên diễn ra sự kiện và đăng hình lên Facebook cá nhân với mục đích tường thuật sự kiện, không có mục đích thương mại, hoặc mục đích bôi nhọ cá nhân, đơn vị tổ chức sự kiện thì không bị xem là vi phạm.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo THẾ LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).