Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 11: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi hoàn thành việc chia tách tỉnh, Đảng bộ tỉnh Gia Lai tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ X (vòng II) từ ngày 20 đến ngày 23-1-1992. Đại hội vinh dự được đón đồng chí Lê Phước Thọ-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, thay mặt Bộ Chính trị đến dự và chỉ đạo Đại hội. Về dự Đại hội còn có 209 đại biểu đại diện cho 518 tổ chức cơ sở Đảng và 11.316 đảng viên trong toàn tỉnh. 

Tổng Bí thư Đỗ Mười về thăm và làm việc tại xã Ia Glai, huyện Chư Sê (năm 1991).
Tổng Bí thư Đỗ Mười về thăm và làm việc tại xã Ia Glai, huyện Chư Sê (năm 1991).


Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá công tác lãnh đạo của Đảng bộ nhiệm kỳ 1986-1990, rút ra một số kinh nghiệm và xác định phương hướng, nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 1991-1995.


Qua 4 năm thực hiện đổi mới theo cơ chế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân một số vùng được cải thiện rõ rệt: Đã tập trung vốn đầu tư cho 3 chương trình kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; diện tích cây lương thực, cây công nghiệp của cả hai tỉnh tăng hơn 19 ngàn ha; tổng sản phẩm xã hội tăng 4,20%/năm, thu nhập quốc dân từ sản xuất tăng 6,92%; định canh định cư được khoảng 68% số hộ đồng bào các dân tộc với nhiều mức độ khác nhau; kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách tăng. Công tác văn hóa, xã hội đạt được những kết quả đáng kể; an ninh-quốc phòng được giữ vững. Những kết quả đạt được tuy còn nhiều hạn chế, nhưng đó là sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đó là tiền đề cần thiết để phát triển trong những năm đến.

 Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ X (vòng 2) từ ngày 20 đến ngày 23 - 01 - 1992
Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ X (vòng 2) diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23-1-1992


Tuy nhiên, thực trạng kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn thấp kém và lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người đến năm 1990 mới đạt 52 USD. Sản xuất hàng hóa phát triển chậm, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh chưa được phát huy. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá nhưng kinh tế quốc doanh bị đình đốn, làm ăn thua lỗ kéo dài, ít cơ sở đứng vững được. Các hình thức kinh tế tập thể chưa được quan tâm củng cố, hầu hết các hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng tan rã. Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, tài nguyên rừng giảm nghiêm trọng...

Đại hội ra Nghị quyết xác định mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể trong nhiệm kỳ 1991-1995.

Về mục tiêu trong 5 năm đến, phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, giữ vững sản xuất, tạo thế chủ động và tranh thủ vốn đầu tư bên ngoài nhằm ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh-quốc phòng, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Đến năm 1995, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội:


Diện tích lúa nước 2 vụ 10.000 ha, cây mì 15.000 ha; tổng sản lượng lương thực quy thóc 20,5 đến 21 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 250-260 kg và 300 kg/người đối với hộ sản xuất nông nghiệp. Trồng mới 5.000 ha rừng, bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn Ia Ly và Ayun Hạ; xây dựng một số khu rừng nguyên liệu và thắng cảnh phục vụ tham quan du lịch; khai thác 4 đến 4,5 vạn m3 gỗ/năm.

Định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc đạt 70-80% nhân khẩu; đến năm 2000, cơ bản hoàn thành định canh định cư. Tập trung chăm sóc thâm canh số diện tích cây công nghiệp dài ngày hiện có, tạo nguồn vốn đảm bảo tiến độ trồng mới 800-100.000 ha cao su; xây dựng các vùng tập trung cây công nghiệp ngắn ngày.

Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường bộ, nhất là đường nông thôn, đường số 7, đường An Khê đi Ayun Pa, các tuyến lên biên giới và nội thị xã Pleiku...

Tổng sản phẩm xã hội tăng 1,5 lần, sản phẩm công nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%; thu nhập quốc dân sản xuất tăng 1,3 lần, thu nhập bình quân đầu người 70 USD.

Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt dự lễ khởi công Nhà máy thủy điện Ia Ly (tháng 11 - 1993).
Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt dự lễ khởi công Nhà máy Thủy điện Ia Ly (tháng 11-1993).


Kim ngạch xuất khẩu đạt 10-12 triệu USD, tranh thủ gọi vốn viện trợ và đầu tư cho 12 dự án của thời kỳ 1991-1995; phấn đấu đảm bảo nguồn thu tại địa phương đạt 2/3 tổng thu ngân sách.

Xóa mù chữ cho 3 vạn người đủ độ tuổi từ 15-35, đảm bảo 70-80% trẻ em đến tuổi đều phải được đi học, phổ cập giáo dục tiểu học bao gồm cả chương trình tiếng dân tộc ở nơi học tiếng dân tộc cho 40/146 xã; phủ sóng phát thanh tỉnh đạt 80% huyện, thị và phủ sóng truyền hình đến các thị trấn, trung tâm huyện.

Giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống 2,2%; giải quyết chính sách cho các đối tượng có công với cách mạng còn tồn đọng.

Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, Nghị quyết đề ra một số chủ trương và 10 giải pháp chủ yếu trong 5 năm (1991-1995) để chỉ đạo thực hiện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Gia Lai khóa X gồm 41 đồng chí. Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Duy Khanh và Nguyễn Hùng (Lê Tam) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

 

Nguồn: ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI-TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI (1945-2020)

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 6: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 6: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V

(GLO)- Từ ngày 23 đến ngày 30-10-1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ V họp tại làng Salam Vir, thuộc thị trấn Dân chủ, khu 10. Dự Đại hội có 169 đại biểu thay mặt hơn 5.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Trên cơ sở thảo luận, quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 về cách mạng miền Nam, Đại hội đã đánh giá những thành tích và khuyết điểm, thiếu sót về sự lãnh đạo của Đảng bộ, chỉ đạo của Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ công tác vừa qua (1971-1973).
Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 5: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 5: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV

(GLO)- Thực hiện Thông tri số 274-TT/TW, ngày 4-9-1971 của Ban Bí thư Trung ương về “Hướng dẫn thêm về việc mở Đại hội Đảng các tỉnh, thành và huyện, thị“, từ ngày 14 đến ngày 24-9-1971, tại làng Kon Tơmok, xã Đakhleh, khu 1 đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV. Đại hội có 126 đại biểu thay mặt cho 4.544 đảng viên trong toàn Đảng bộ về dự.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 3: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 3: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II

(GLO)- Từ ngày 12 đến ngày 22-7-1965, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II được tổ chức tại xã Đak Kơpiar (khu 10). Tham dự Đại hội có 67 đại biểu chính thức, 20 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 2.321 đảng viên, 147 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 2: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 2: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I

(GLO)- Qua 5 năm (1954-1959) lãnh đạo đấu tranh, xây dựng, phát triển, Đảng bộ có những bước trưởng thành vượt bậc. Được sự chỉ đạo của Liên khu ủy V, tháng 12-1959, tại Đak Hlôh (khu 2), Tỉnh ủy Gia Lai quyết định mở Hội nghị đại biểu (được cấp trên chuẩn y như Đại hội), gồm 45 đại biểu được chỉ định từ các Đảng bộ khu và chi bộ trực thuộc. Đại hội đã kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ từ sau Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954) đến cuối năm 1959 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng.

Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội: Đại hội đầu tiên

(GLO)- Lời Tòa soạn: Ngày 1-10-1945, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập tại thị xã Pleiku. Đây là tiền thân của Đảng bộ tỉnh Gia Lai ngày nay. Trong 75 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã trải qua 15 kỳ đại hội (chưa kể Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần đầu tiên vào năm 1949). Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Báo Gia Lai lần lượt giới thiệu tóm tắt nội dung các kỳ đại hội.