Đak Pơ: "Khát" nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng hạn kéo dài trong thời gian qua không chỉ khiến cây trồng bị thiếu nước mà ngay cả nước sinh hoạt của người dân nhiều làng trên địa bàn huyện Đak Pơ cũng đang thiếu trầm trọng.
Làng Jun (xã Yang Bắc) chỉ có 66 hộ dân nhưng có đến 34 giếng đào và 1 giếng khoan phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày. Vậy mà từ 2 tháng nay, người dân trong làng rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Nguyên nhân là do nắng hạn kéo dài suốt nhiều tháng khiến các giếng trong làng đều cạn nước. Chị Đinh Thị Em cho biết: 2 tháng nay, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong làng phải ra sông Ba để tắm giặt do nước giếng không đủ dùng. Nước sinh hoạt thì phải sử dụng tiết kiệm đến mức tối đa.
 Người dân làng Jun (xã Yang Bắc) phải dùng rất nhiều vật dụng để dự trữ nước mưa phục vụ sinh hoạt. Ảnh: N.H
Người dân làng Jun (xã Yang Bắc) phải dùng rất nhiều vật dụng để dự trữ nước mưa phục vụ sinh hoạt. Ảnh: Nguyễn Hiền
Trước tình trạng giếng đào khô cạn, các hộ dân ở làng Jun đều phải mua bồn nhựa để dự trữ nước phục vụ sinh hoạt. Mỗi khi trời mưa, bà con lại mang tất cả những vật dụng có thể chứa nước ra hứng nước mưa để dành. Tuy nhiên, do lượng mưa quá ít nên việc dự trữ nước kiểu này chỉ mang tính tạm thời. Trưởng thôn Đinh Oeng cho hay: “Mấy hôm gần đây cũng có vài cơn mưa nhỏ, bà con tranh thủ hứng nước nhưng không được nhiều. Có hộ còn dùng ống dẫn nước mưa từ mái nhà xuống giếng để dùng dần. Nhà nào khá giả thì mua nước bình với giá 10 ngàn đồng/bình về để dùng, còn không thì rủ nhau ra sông Ba lấy nước. Chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm hỗ trợ nước sạch cho bà con để phục vụ sinh hoạt”. 
Tương tự, 333 hộ dân ở 3 làng: Bút, Kuk Kôn, Kuk Đak (xã An Thành) cũng đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt cục bộ dù nơi đây có đến 111 giếng đào và 23 giếng khoan. Do nắng hạn kéo dài nên mực nước tại một số giếng xuống thấp, không đủ phục vụ nhu cầu người dân. Một số giếng lại có hiện tượng nhiễm phèn, nhiễm dầu không đảm bảo cho người dân sử dụng. Bên cạnh đó, các công trình nước tự chảy nơi đây đều đã hư hỏng, không sử dụng được. Còn tại làng Tờ Số và làng Groi (xã Ya Hội), người dân chủ yếu sử dụng nước ở 2 công trình nước tự chảy của làng nhưng do từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã không có mưa nên lượng nước cung cấp không đủ.
Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT tiến hành khảo sát và có biện pháp hỗ trợ bà con khắc phục. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã phải tích cực hướng dẫn người dân chia sẻ và sử dụng nước tiết kiệm. Việc lấy nước sử dụng nên được chia ra vào nhiều lần trong ngày, tránh việc nhiều hộ tập trung lấy nước vào một thời điểm sẽ khiến nước bị hụt nhanh, không đủ cung cấp.
 NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.