Đắk Lắk không tăng diện tích càphê ngoài vùng quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ nay đến năm 2030, tỉnh không những không tăng diện tích càphê ngoài vùng quy hoạch mà còn tiếp tục giảm diện tích xuống chỉ còn 180.000ha.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)



Đồng thời, tỉnh tuyên truyền, vận động các nông hộ tập trung phá bỏ diện tích càphê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh (15-20 năm tuổi trở lên), sâu bệnh, cho năng suất kém để trồng tái canh.

Tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành quy hoạch lại diện tích càphê và qua đó cho thấy hơn 1/3 diện tích càphê của tỉnh ở độ tuổi từ 15-20 năm tuổi trở lên; trong đó, nhiều diện tích không nằm trong vùng quy hoạch (có độ dốc lớn từ 15 độ trở lên), không chủ động được nguồn nước tưới, đất đai, khí hậu không thích hợp...) dẫn đến chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.

Theo kế hoạch, từ năm 2011-2020, tỉnh Đắk Lắk trồng tái canh 41.587ha, tập trung ở các huyện vùng trọng điểm càphê của tỉnh như Cư M’gar, Krông Pắk, Cư Kuin, Krông Năng, Krông Búk, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ... Thế nhưng, đến nay, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ mới trồng tái canh được 26.819ha, đạt 64,48%; trong đó, năm 2018, trồng tái canh nhiều nhất cũng chỉ mới đạt 4.862 ha/6.839 ha, đạt hơn 71% kế hoạch năm.

Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, cho biết phần lớn diện tích càphê trồng tái canh được các nông hộ, doanh nghiệp đưa chín giống càphê vối mới vào trồng như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13. Đây là những giống càphê mới không những cho năng suất cao từ 4,2-7 tấn càphê nhân/ha mà còn có chất lượng tốt, cỡ hạt lớn đạt loại 1 trên 65%, kháng cao với bệnh gỉ sắt, tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu này trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, có bốn dòng càphê vối chín muộn, gồm TR9, TR11, TR12, TR13 nhằm giúp cho các nông hộ, doanh nghiệp chuyển dần thời gian thu hoạch càphê vào mùa khô để không những thuận lợi trong việc thu hoạch mà còn bảo đảm chất lượng càphê không bị hư hỏng do mưa trong quá trình phơi, sấy, giảm được một đợt tưới nước trong mùa khô...

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở tỉnh Đắk Lắk cũng đã đầu tư thâm canh đồng bộ cây càphê ngay từ đầu từ khâu chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, làm đất, bón phân, tưới nước đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại... Đặc biệt, các nông hộ, doanh nghiệp đã thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật trồng tái canh càphê nên cho năng suất, sản lượng đạt cao.

Nhờ vậy, tuy giảm diện tích nhưng sản lượng càphê nhân trong mỗi niên vụ từ nay đến năm 2020 vẫn đạt từ 450.000 tấn trở lên và đến năm 2030, phấn đấu đạt từ 550.000 tấn càphê nhân trở lên trong mỗi niên vụ. Riêng niên vụ càphê 2018-2019, tuy giảm diện tích gần 4.204ha nhưng tỉnh vẫn ước đạt trên 464.175 tấn càphê nhân, tăng gần 4.400 tấn so với niên vụ năm ngoái.

Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ trồng tái canh càphê ở tỉnh vẫn còn quá chậm. Nguyên nhân chính là do các nông hộ thiếu vốn đầu tư, trong khi đó giá một số sản phẩm như bơ, sầu riêng…đang ở mức cao nên các nông hộ không muốn trồng tái canh càphê ngay mà có khuynh hướng trồng xen các loại cây ăn quả lâu năm được thị trường ưa chuộng trong vườn càphê...

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 204.808ha càphê; trong đó, có 187.279 ha cho thu hoạch, với năng suất ước đạt bình quân 24,46 tạ/ha. Đây cũng là địa phương có diện tích, năng suất, sản lượng càphê nhân nhiều nhất nước.

 

Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.