Cựu Trưởng Công an TP.Thanh Hóa báo cáo gian dối, lập biên bản khống để giấu tội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù trực tiếp nhận 3 lần tiền để “chạy án”, nhưng khi báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa, cựu Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa Nguyễn Chí Phương đã báo cáo gian dối, chỉ đạo lập biên bản khống nhằm che giấu tội.

 

Bị cáo Nguyễn Chí Phương tại phiên tòa - ẢNH MINH HẢI
Bị cáo Nguyễn Chí Phương tại phiên tòa - ẢNH MINH HẢI



Sáng nay, 8.5, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Chí Phương, cựu đại tá, cựu Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, về tội nhận hối lộ, theo điểm C khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Phiên tòa này được dư luận đặc biệt quan tâm vì người nhận hối lộ với số tiền 260 triệu đồng là đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa (thời điểm nhận tiền - phóng viên).

Mặc dù vậy, cả phần xét hỏi và tranh luận kết thúc rất nhanh chóng, chỉ diễn ra trong thời gian hơn 1 giờ đồng hồ. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị mức án từ 24 - 36 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Chí Phương. Hội đồng xét xử đã quyết định chiều 12.5 sẽ tuyên án.



 

Toàn cảnh phiên tòa diễn ra sáng 8.5 - Ảnh Minh Hải
Toàn cảnh phiên tòa diễn ra sáng 8.5 - Ảnh Minh Hải




Đáng chú ý, trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố bị cáo Nguyễn Chí Phương, có nhiều tình tiết, sự việc đã được chứng minh trong quá trình diễn ra các hành vi phạm tội, ông Phương đã khai báo gian dối với cấp trên, chỉ đạo lập 3 biên bản khống để che giấu vi phạm.

Theo cáo trạng, ngày 18.7.2018, anh Đỗ Đức Hiếu (khi đó là cán bộ Đội Cảnh sát trật tự Công an thành phố Thanh Hóa) đã có hành vi trộm cắp xe máy của một người trong cơ quan và bị phát hiện.


Để "chạy" tội, trong thời gian nửa cuối tháng 7.2018, anh Hiếu đã 3 lần đưa tiền cho ông Nguyễn Chí Phương (thời điểm đó là đại tá, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa), với tổng số tiền 260 triệu đồng.

Cụ thể, lần 1 vào tối 19.7.2018, anh Đỗ Đức Hiếu đến nhà riêng ông Phương (ở đường Triệu Quốc Đạt, thành phố Thanh Hóa) đưa 50 triệu đồng; lần 2 vào sáng 20.7.2018 đưa 200 triệu đồng (tại phòng làm việc của ông Phương); lần 3 vào tối 26.7.2018 tại nhà riêng ông Phương với số tiền 10 triệu đồng.

Các lần đưa tiền, anh Hiếu đều nhờ cậy ông Phương giúp thoát tội trộm cắp tài sản, không bị tước danh hiệu Công an nhân dân.



 

Ông Nguyễn Chí Phương đã gian dối trong báo cáo sự việc với lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và chỉ đạo lập 3 biên bản khống nhằm che giấu hành vi phạm tội - Ảnh Minh Hải
Ông Nguyễn Chí Phương đã gian dối trong báo cáo sự việc với lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và chỉ đạo lập 3 biên bản khống nhằm che giấu hành vi phạm tội - Ảnh Minh Hải



Trong những lần nhận tiền, ông Phương đồng ý nhận lời giúp và nói với anh Hiếu: “Bác đồng ý giúp, nhưng phải xin ý kiến của Ban Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và phải mất chi phí”. “Bác sẽ bàn với Thanh (ông Nguyễn Đức Thanh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thanh Hóa - phóng viên), rồi sau giữa công an với viện kiểm sát họp lại thống nhất là không cần thiết phải khởi tố… đấy. Bác sẽ chặt chẽ. Bác sẽ cố gắng thu xếp. Bác chưa dám hứa trước nhưng mà sẽ tích cực”.

Để giúp anh Hiếu, ông Phương đã tổ chức họp cơ quan bàn biện pháp xử lý vụ việc của anh Hiếu. Ông Phương đưa ra hướng xử lý, đồng thời chỉ đạo đơn vị liên quan làm thủ tục để cho anh Hiếu tự nguyện viết đơn xin ra quân, không phải xử lý hình sự.

Tuy nhiên, đến ngày 23.7.2018, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ông Phương phải tạm dừng công tác với anh Hiếu, đồng thời tiến hành quy trình tước danh hiệu Công an nhân dân, chứ không được xử lý nội bộ, cho xuất ngũ.

Sau đó, anh Hiếu bị tước danh hiệu Công an nhân dân, bị khởi tố, xét xử về tội trộm cắp tài sản. Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa tuyên phạt bị cáo Hiếu 9 tháng cải tạo không giam giữ (phiên tòa diễn ra ngày 22.11.2018).

Trong quá trình trước và sau khi bị xét xử, anh Hiếu đã nhiều lần đòi lại tiền, nhưng ông Phương không đưa đủ 260 triệu đồng, mà chỉ trả lại 150 triệu đồng, nên anh Hiếu không nhận và làm đơn, gửi kèm tài liệu tố cáo hành vi nhận tiền “chạy án” của ông Phương.

Đến ngày 23.11.2018, trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn ghi âm, kèm đơn kêu cứu khẩn cấp của anh Hiếu. Lúc này, ông Phương cầm 260 triệu đồng đến cơ quan, nhờ cấp dưới tìm gặp trả lại cho anh Hiếu, nhưng anh Hiếu không nhận. 1 ngày sau, trực tiếp ông Phương cùng cấp dưới mang theo tiền đến nhà riêng của mẹ anh Hiếu, xin tác động để anh Hiếu nhận lại tiền, nhưng cũng không được chấp nhận.

Không trả lại được tiền, ông Phương đã báo cáo với lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa về sự việc, nhưng báo cáo không đúng sự thật. Và chỉ đạo lập 3 biên bản khống, nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.

Cụ thể, tối 25.11.2018, ông Phương đã gọi ông Mỵ Duy Xuân (thời điểm đó là Phó Trưởng công an thành phố Thanh Hóa) và 3 cấp dưới khác của mình đến phòng làm việc.


 

 Bị cáo Nguyễn Chí Phương bị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị mức án từ 24 - 36 tháng tù - Ảnh Minh Hải
Bị cáo Nguyễn Chí Phương bị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị mức án từ 24 - 36 tháng tù - Ảnh Minh Hải




Ông Phương đã trao đổi thông tin không đúng sự thật với cấp dưới và yêu cầu lập các biên bản khống, ghi nhận sự việc anh Hiếu đưa tiền đã được báo cáo Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa.


3 biên bản được lập cùng tối 25.11.2018, nhưng lại ghi ngày lập biên bản là các ngày 19.7.2018; 20.7.2018 và 4.8.2018.

Đến ngày 29.11.2018, khi biết ông Phương nhận tiền của anh Hiếu nhưng không báo cho ai biết và còn lợi dụng các biên bản lập khống để che giấu hành vi phạm tội, nên ông Mỵ Duy Xuân cùng 3 cán bộ khác đã báo cáo vụ việc với thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, dù thời điểm đang là đại tá công an, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, nhưng để chối tội, ông Nguyễn Chí Phương đã khai báo không đúng sự thật, chỉ đạo lập 3 biên bản khống nhằm thoát tội, nhưng bất thành.

Theo Minh Hải (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.