Công ty CP đường Bình Định như 'rắn mất đầu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi ông Arunachalam Nandaa Kuma, Chủ tịch HĐQT, người đại diện trước pháp luật của Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) đã rời Việt Nam hơn 1 năm nay, bây giờ đến lượt ông Bhogavilli Anantha Screenivasa Rao, giám đốc công ty cũng đã... biến mất.
Các chế độ BHXH, lương bổng mà BISUCO còn nợ không ai đứng ra giải quyết, dù người lao động làm đơn kêu cứu liên tục.
Quang cảnh hoang tàn của nhà máy SX đường của BISUCO
Quang cảnh hoang tàn của nhà máy SX đường của BISUCO
Ngày 6/9 vừa qua, người lao động của BISUCO đồng ký đơn gửi đến Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định nhờ can thiệp. Trước đó, ngày 13/8/2018, người lao động gửi đơn tới các ngành chức năng về những khoản chế độ mà BISUCO chưa chi trả, gồm: Tiền lương từ tháng 4/2018, tiền bồi dưỡng độc hại tháng 4/2018, BHXH 2017 - 2018, các khoản phụ cấp làm thêm giờ từ tháng 3/2018.
Từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018, người lao động đã liên tục yêu cầu ông Kuma chi trả BHXH và các chế độ khác nhưng không nhận được phản hồi. Mặt khác, Công đoàn cơ sở của BISUCO cũng không kiến nghị, giải quyết vụ việc. Người lao động của BISUCO đang rất lo lắng vì công ty hiện không có giám đốc.
Bức xúc nhất là trường hợp của ông T. (nguyên là cán bộ của BISUCO) đang đứng trước khả năng “mất đứt” số tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến 84 triệu đồng. Ông T. nghỉ việc từ tháng 7/2016, đóng BHTN đến hết tháng 6/2016, tổng thời gian đóng BHTN là 7 năm 6 tháng. Số tháng ông T. được hưởng BHTN theo quy định là 7 tháng, quy ra khoảng 84 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn chưa được cầm trong tay đồng tiền BHTN nào.
Người lao động càng lo lắng hơn khi vào ngày 1/8 vừa qua, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn của BISUCO không còn giá trị sử dụng. Lý do BISUCO nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế với gần 5 tỷ đồng.
Với quyết định cưỡng chế hóa đơn, từ nay hoạt động của BISUCO lâm vào bế tắc, đồng nghĩa đơn vị này sẽ không lấy đâu ra tiền chi trả.
Vũ Đình Thung (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.