Cơ hội điều trị cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ bằng y học cổ truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Điều trị bệnh tử kỷ bằng phương pháp thủy châm, điện châm và cấy chỉ được Bệnh viện châm cứu Trung ương áp dụng từ năm 2013 và cho hiệu quả đáng kể.

Sáng 18-8, tại Viện Y dược dân tộc TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đầu ngành về châm cứu đã thực hiện phương pháp điện châm, thủy châm miễn phí cho các bệnh nhi tự kỷ. Đây là hoạt động nằm trong chương trình chuyển giao công nghệ của Bệnh viện châm cứu Trung ương với viện này.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Trưởng phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học và Chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trước khi chuyển giao công nghệ về châm cứu, cấy chỉ cho các trẻ tự kỷ, các y bác sĩ, thầy thuốc của viện này đã đi học tập tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương để về thực hiện trên các bệnh nhi tự kỷ. Đến nay đã thực hiện cho khoảng 80 bệnh nhi. Sau khi nhận thấy có một số hiệu quả ban đầu và sự chuẩn bị về đội ngũ nhân lực, đến nay viện được nhận chuyển giao hoàn chỉnh phương pháp này.


 

 Điều trị cho trẻ tự kỷ (Ảnh minh họa)
Điều trị cho trẻ tự kỷ (Ảnh minh họa)



Điều trị bệnh tử kỷ bằng phương pháp thủy châm, điện châm và cấy chỉ được Bệnh viện châm cứu Trung ương (Bộ Y tế) áp dụng từ năm 2013 và cho hiệu quả đáng kể.

Theo Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, hàng năm có khoảng trên 1.500 lượt trẻ bị hội chứng tự kỷ đến điều trị. Sau thời gian điều trị, các bé biết giao tiếp, hòa nhập, biết sinh hoạt cá nhân, biết tự phục vụ đạt 60% đối với các bệnh nhi được chữa sớm. Tỷ lệ đi học tiếp thu bình thường đạt 25%.

Tính ưu việt của phương pháp châm cứu là bệnh nhi có khả năng khỏi hoàn toàn, không bị ngộ độc thần kinh. Việc châm cứu bằng thuốc bổ não và thuốc nhóm vitamin sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhi.

Các bệnh nhi mắc hội chứng tự kỷ nói riêng cũng như các bệnh nhân bị suy giảm trí tuệ, mất ngôn ngữ, tăng động được phục hồi hành vi… Tuy nhiên, phụ huynh cần phải đưa trẻ đi điều trị sớm, thời điểm tốt nhất là khoảng 3 tuổi để có sự can thiệp hiệu quả. Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo cần phải kết hợp song hành phương pháp điều trị không dùng thuốc để bệnh nhi phát triển toàn diện hơn. Điều này phải có sự phối hợp từ các bậc cha mẹ bệnh nhi.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn nói: "Phụ huynh học sinh nói chuyện với cháu hằng ngày, mọi lúc mọi nơi, dạy cháu hằng ngày. Không nên gây ức chế khiến các cháu cáu giận vì não các cháu bé này còn rất yếu. Phương pháp của chúng tôi không cho các cháu ăn kiêng vì tuổi nhỏ là thời điểm cần nhiều dinh dưỡng để phát triển".

Kim Dung (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.