Chuyển giao cá thể gấu ngựa được nuôi nhốt cuối cùng tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trưa ngày 30-6, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ, chuyển giao thành công một cá thể gấu ngựa cái tầm 15 tuổi, nặng khoảng 120kg từ một công ty trực thuộc một đơn vị trên địa bàn biên giới giữa tỉnh Gia Lai và Vương quốc Campuchia. Lãnh đạo đơn vị đã chuyển giao tự nguyện cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam để mong gấu có điều kiện chăm sóc tốt hơn.
Theo thông tin của Kiểm lâm tỉnh Gia Lai và cơ quan hiện nuôi giữ gấu, cá thể gấu này đã được nuôi nhốt tại đây khoảng 15 năm từ khi là gấu con với mục đích làm cảnh; đây cũng là cá thể gấu cuối cùng được nuôi nhốt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sau khi xử lý thông tin và đơn tự nguyện chuyển giao của đơn vị nuôi gấu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã đồng ý lựa chọn Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam để tiếp nhận gấu; đồng thời cùng đơn vị nuôi gấu và Tổ chức Động vật châu Á lên kế hoạch, thống nhất về thời gian và thủ tục để việc chuyển giao gấu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tuân thủ đúng quy trình.
Các nhân viên Tổ chức Động vật châu Á ghép lồng và dụ gấu tự bước sang bằng đồ ngọt. Ảnh: Thùy Trinh.
Các nhân viên Tổ chức Động vật châu Á ghép lồng và dụ gấu tự bước sang bằng đồ ngọt. Ảnh: Thùy Trinh.
Đây là một chuyến cứu hộ đặc biệt - chuyến cứu hộ đầu tiên mà các khâu thực hiện tại hiện trường đều được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên người Việt Nam. Trong những năm gần đây, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam chú trọng vào công tác đào tạo; nhiều vị trí trước đây vốn hoàn toàn do các chuyên gia nước ngoài như bác sĩ thú y, quản lý hành vi gấu thì hiện giờ đã dần được đảm trách bởi đội ngũ nhân viên địa phương.
Để đảm bảo an toàn về kiểm dịch thú y cũng như chấp hành nghiêm quy trình vận chuyển động vật hoang dã, gấu sau cứu hộ sẽ được Chi cục Kiểm lâm Gia Lai và Chi cục Thú y Gia Lai hậu kiểm, kẹp chì niêm phong lồng vận chuyển trước khi rời khỏi địa bàn tỉnh.
Theo dự tính, đoàn cứu hộ sẽ mất 3 ngày, tương đương với quãng đường dài 1.100km để di chuyển từ Gia Lai về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Ngay khi đưa về Tam Đảo, gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên.
Đây là chuyến cứu hộ thứ ba của Tổ chức Động vật châu Á trong năm 2020, tiếp nhận tổng số 6 cá thể gấu ngựa. Thêm cá thể gấu này, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ thành công 217 cá thể gấu ngựa và gấu chó (cả gấu con và gấu sống lâu năm trong các chuồng cũi) tại nhiều tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam. Hiện có 186 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế, dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.
Theo thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, cả nước còn khoảng 500 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Tổ chức Động vật châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) nhằm đưa các cá thể này về các cơ sở cứu hộ; hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước, lộ trình từ năm 2017 tới năm 2022.
Theo HOÀNG LAN (QĐND)

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).