Chuyên gia dinh dưỡng: 5 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên khi ăn atisô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Groves Azzaro cho biết: “Atisô là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như folate, vitamin C và vitamin K. Chúng cũng là một trong những nguồn thực vật giàu chất xơ nhất".
Theo chuyên gia dinh dưỡng Kelly Springer, atisô không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn ít calo - khiến chúng trở thành một siêu thực phẩm thực sự.
Ngoài ra, Samantha Schleiger, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và chủ sở hữu của Simply Nourishing LLC, cho biết hoa atisô thực sự có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất so với bất kỳ loại rau nào.
Dưới đây là 4 tác dụng phổ biến cần lưu ý của atisô, theo các chuyên gia dinh dưỡng, theo Eat This, Not That!
1. Có tác dụng bảo vệ tim mạch
 
Atisô cũng có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, như tăng huyết áp và mức chất béo trung tính. Ảnh: Shutterstock
Atisô cũng có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, như tăng huyết áp và mức chất béo trung tính. Ảnh: Shutterstock
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí The International Journal of Environmental Research and Public Health cho thấy những người ăn atisô cao hơn có tỷ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn, cho thấy rằng loại rau đặc biệt này có thể có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Tuy nhiên, nghiên cứu quan sát này chỉ chứng minh mối tương quan chứ không phải nhân quả.
Theo Sara Chatfield, chuyên gia dinh dưỡng tại Health Canal, tác dụng bảo vệ tim mạch này có thể bắt nguồn từ khả năng giúp giảm cholesterol của atisô - cụ thể là mức cholesterol LDL "xấu".
Chuyên gia dinh dưỡng Chatfield lưu ý rằng loại rau này cũng có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, như tăng huyết áp và mức chất béo trung tính.
Chatfield giải thích: “Cần có thêm nghiên cứu cụ thể về cách atisô thúc đẩy sức khỏe tim mạch, nhưng fructooligosaccharides prebiotic của chúng được cho là góp phần vào tác dụng làm giảm cholesterol và các hợp chất chống oxy hóa có mặt cũng có thể góp phần vào những tác động sức khỏe này”, theo Eat This, Not That!
2. Lá gan của bạn sẽ cảm ơn bạn
Chuyên gia dinh dưỡng Azzaro nói: “Atisô từ lâu đã được biết là có lợi cho gan. Chúng chứa một hợp chất gọi là silymarin có thể giúp tăng lưu lượng mật trong gan, giúp cơ thể bạn chuyển hóa các hormone và chất độc trong khi bảo vệ gan khỏi bị hư hại".
Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nutrients cho thấy axit chlorogenic có trong atisô có thể bảo vệ tế bào gan, cũng như sửa chữa sụn bị hư hỏng xung quanh khớp của bạn.
3. Có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn
 
Atisô chứa một hỗn hợp các chất xơ có lợi bao gồm chất xơ không hòa tan cho tiêu hóa và chất xơ hòa tan như inulin, có thể giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Ảnh: Shutterstock
Atisô chứa một hỗn hợp các chất xơ có lợi bao gồm chất xơ không hòa tan cho tiêu hóa và chất xơ hòa tan như inulin, có thể giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Ảnh: Shutterstock
Một bông atisô chứa 6,84 gram chất xơ, bằng 1/4 giá trị khuyến nghị hằng ngày cho người lớn.
Và chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa vì nó giúp tạo khối và làm mềm phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn (và do đó ngăn ngừa táo bón).
Chuyên gia dinh dưỡng Azzaro nói: “Atisô chứa một hỗn hợp các chất xơ có lợi bao gồm chất xơ không hòa tan cho tiêu hóa và chất xơ hòa tan như inulin, có thể giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Inulin cũng là một prebiotic, có nghĩa là nó cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn", theo Eat This, Not That!
4. Có thể giúp giảm viêm
Tình trạng viêm mạn tính có liên quan đến vô số bệnh mạn tính và Juliana Tamayo, biên tập viên của FitnessClone.com, cho biết atisô chứa nhiều chất chống oxy hóa như rutin, quercetin, silymarin và axit gallic giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Tamayo cho biết thêm: “Những chất này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Chuyên gia dinh dưỡng Kiran Campbell lưu ý rằng một loại flavanoid đặc biệt trong atisô, luteolin, có thể làm giảm viêm mạn tính và ức chế sản xuất cholesterol, giúp những người bị viêm khớp và tăng cholesterol trong máu.
5. Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa
Trong khi hầu hết các tác dụng phụ của việc ăn atisô là tích cực, có thể có một mặt trái. Chuyên gia dinh dưỡng Chatfield lưu ý rằng atisô có thể gây rắc rối tiêu hóa cho một số người do hàm lượng chất xơ tương đối cao.
Cô Chatfield giải thích: “Thật không may, những người bị hội chứng ruột kích thích có thể khó dung nạp tim atisô vì chúng chứa nhiều fructan, một loại FODMAP (oligosaccharide có thể lên men, disaccharides, monosaccharides và polyols) không được tiêu hóa tốt”.
"Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón ở những người nhạy cảm", cô Chatfield lưu ý, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm