Chuyện đời bi ai, tận cùng nghèo khổ của nhạc sĩ "Hoa sứ nhà nàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ít ai biết được rằng, cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Phương – tác giả của ca khúc nổi tiếng “Hoa sứ nhà nàng” lại gặp nhiều trắc trở, lận đận và nghèo khổ.
Tiếp nối thành công sau 3 mùa lên sóng, chương trình "Chân dung cuộc tình" tiếp tục hội ngộ khán giả trong mùa 4 này với những đêm nhạc đong đầy cảm xúc. Trong không gian quen thuộc, chương trình mang đến cho khán giả những câu chuyện đời, chuyện tình và những bản tình ca đi cùng năm tháng mà các nghệ sĩ tài hoa đã để lại cho âm nhạc Việt Nam.

Chân dung nhạc sĩ Hoàng Phương - tác giả ca khúc nổi tiếng
Chân dung nhạc sĩ Hoàng Phương - tác giả ca khúc nổi tiếng "Hoa sứ nhà nàng".
Tập đầu tiên của "Chân dung cuộc tình" mùa thứ 4 đưa khán giả bước vào không gian âm nhạc đầy sâu lắng với những tình khúc gắn liền với nhạc sĩ tài hoa Hoàng Phương. Những câu chuyện cuộc đời cố nhạc sĩ cũng lần đầu tiên được kể bởi nữ ca sĩ Thùy Trang và bà Mộng Vân (vợ ông) cùng hai con.
Đầu thập niên 70, bài hát "Hoa sứ nhà em" ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của nhạc sĩ Hoàng Phương trong làng nhạc Việt. Nhưng phải hơn 10 năm sau, bài hát ấy mới trở thành một hiện tượng với tên gọi "Hoa sứ nhà nàng".
Cùng lúc ấy, người nhạc sĩ đến từ mảnh đất Gò Công đã vụt sáng trở thành một hiện tượng đặc biệt của nền âm nhạc thập niên 80 với những bài hát giản dị về chính quê hương mình.
Có lẽ chính ông cũng không ngờ tới sức ảnh hưởng mạnh mẽ của những bài hát ấy, những bài hát đã tạo ra cả một dòng chảy ca khúc làm nức lòng người nghe suốt một thập niên. Những bài hát làm nên cả một dòng nhạc có cái tên giản dị "dòng nhạc Gò Công".

Bà Mộng Vân cùng hai con trai chia sẻ về cuộc đời nhiều nước mắt của nhạc sĩ Hoàng Phương.
Bà Mộng Vân cùng hai con trai chia sẻ về cuộc đời nhiều nước mắt của nhạc sĩ Hoàng Phương.
Thăng hoa trong âm nhạc nhưng cuộc đời ông lại trải qua rất nhiều gập ghềnh, gian truân. Bà Mộng Vân (vợ nhạc sĩ Hoàng Phương) cho biết, lúc ông gặp bà là lúc ông rất nghèo. Cả hai gặp nhau lần đầu tiên trên chuyến xe khách về quê. Bà thấy ông cầm trên tay những bản nhạc về Gò Công nên mở lời hỏi ông có phải nhạc sĩ Hoàng Phương hay không và ông gật đầu thừa nhận.
Lúc đó những bài hát của ông đã rất nổi tiếng, bà Mộng Vân cũng là một người con của Gò Công nên rất ngưỡng mộ ông. Thời đó, bà còn nhỏ, luôn gọi nhạc sĩ là "chú" nên chưa bao giờ nghĩ đến những chuyện khác. Nhưng rồi duyên số đưa đẩy, hai người đồng hương nhiều lần tình cờ gặp lại nhau, tình yêu giữa ông bà nảy nở lúc nào không hay.
Khi nhạc sĩ Hoàng Phương đến với bà Mộng Vân, ông vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình bà. Không phải chỉ vì khoảng cách tuổi tác giữa hai người mà còn vì ông rất nghèo và đã có một đời vợ. Nhưng bất chấp sự ngăn cản từ gia đình, bà Mộng Vân vẫn bỏ nhà theo ông hơn một năm, cho đến khi bà sinh con đầu lòng mới được gia đình chấp thuận.
Hai vợ chồng về sống với nhau trong cái chòi nhỏ chỉ có giường ngủ, hai cái ghế. Tình yêu là thứ duy nhất giúp bà có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn.
Thời đó, nhạc của ông không kiếm được nhiều tiền, cũng chẳng đủ để trang trải mấy miệng ăn. Cuộc sống gia đình vì vậy mà gặp vô vàn khó khăn. Ông thì bắt đầu lớn tuổi, sức khỏe yếu nên không thể làm thêm được việc gì, chỉ có thể ở nhà giữ con.
Một mình bà Mộng Vân phải bươn chải khắp nơi từ cào nghêu, làm cỏ, đến bán trái cây, chạy xe ôm… cái gì có thể làm ra tiền bà đều làm để nuôi chồng, nuôi con. Cứ như vậy, bà chạy xe ôm mười mấy năm ròng rã kiếm tiền chăm lo cho gia đình cho đến ngày nhạc sĩ Hoàng Phương qua đời.
Dù chịu nhiều cực khổ nhưng bà Mộng Vân cùng hai con vẫn rất hãnh diện khi có người chồng, người cha là nhạc sĩ nổi tiếng, sở hữu những bài hát đi cùng năm tháng. Thậm chí đến bây giờ, mỗi lần nghe những bài hát Gò Công đều khiến bà Mộng Vân nghẹn ngào, nhớ chồng da diết.

Vợ con nhạc sĩ Hoàng Phương trò chuyện cùng MC Quỳnh Hoa và ca sĩ Thuỳ Trang.
Vợ con nhạc sĩ Hoàng Phương trò chuyện cùng MC Quỳnh Hoa và ca sĩ Thuỳ Trang.
Cũng trong chương trình, bà Mộng Vân lần đầu tiên bật mí điều đặc biệt trong tên của hai con trai Phương Nam và Phương Phương. Con trai lớn Phương Nam là tên được chính nhạc sĩ Hoàng Phương đặt, còn con trai út Phương Phương được ông đặt tên để kỷ niệm cho tình bạn giữa ông và nhạc sĩ Hà Phương.
Bà Mộng Vân kể thêm: "Ngày xưa người nào cũng khó khăn nhưng anh Hà Phương thường xuống nhà hai vợ chồng tôi chơi. Hồi đó tôi mới mang thai thằng nhỏ 3 tháng nên chồng quyết định đặt tên con là Phương Phương để kỷ niệm tình bạn giữa hai ông Hoàng Phương và Hà Phương".
Bên cạnh những chia sẻ đến từ gia đình nhạc sĩ, ca sĩ Thùy Trang – một trong những nữ ca sĩ thành danh với những ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Phương cũng cho biết, cô nghe và yêu thích nhạc của ông từ khi còn rất nhỏ. Vì lẽ đó, cứ mỗi lần hát nhạc Hoàng Phương cô lại thấy nhớ nhà da diết.
Theo Hà Tùng Long (Dân Việt)

https://danviet.vn/chuyen-giau-kin-ve-cuoc-doi-gian-truan-tan-cung-ngheo-kho-cua-nhac-si-hoa-su-nha-nang-20210202230405574.htm

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).