Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhờ kiên trì thực hiện phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”, không ngại huy động từ món tiền nhỏ lẻ nhất từ trong dân, nguồn vốn huy động tại địa bàn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tăng trưởng từ đầu năm đến nay.

Huy động vốn tại địa bàn để góp phần bổ sung nguồn vốn cho vay luôn là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung. Tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Chư Sê, tổng dư nợ tín dụng hiện hơn 386 tỷ đồng với 10.661 khách hàng. Với quy mô tín dụng như trên, việc đảm bảo các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay và kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu. Ông Nguyễn Đình Lý-Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Chư Sê-cho biết: “Chúng tôi xác định công tác huy động vốn tại địa bàn luôn có nhiều áp lực, khó khăn về giá vốn huy động, chính sách dành cho khách hàng. Với đặc thù của hoạt động tín dụng chính sách, chúng tôi chọn hướng đi từ nền khách hàng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với món tiền gửi nhỏ lẻ nhất, kiên trì từng bước một để xây dựng nguồn huy động từ dân cư, các tổ vay vốn theo phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”.

Thông qua mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, các điểm giao dịch xã, Phòng Giao dịch đã đẩy mạnh tuyên truyền về kênh huy động tiết kiệm của NHCSXH, đa dạng hóa các hình thức sản phẩm huy động tiền gửi như: gửi góp mỗi tháng, gửi tiết kiệm theo kỳ hạn, thông tin về các mức lãi suất huy động tương đương với ngân hàng thương mại. Nhờ đó, nguồn vốn huy động nhỏ lẻ từ trong dân theo các hướng đã đổ về kênh huy động tiết kiệm. Đáng chú ý, 100% tổ tiết kiệm và vay vốn đã tham gia gửi tiết kiệm, bình quân mỗi hộ vay gửi tiết kiệm 2 triệu đồng, 15 điểm giao dịch xã đều phát sinh giao dịch nhận tiền gửi hàng tháng.

Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư ảnh 1

Thông qua các điểm giao dịch xã, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Chư Sê thực hiện tốt công tác tuyên truyền, huy động vốn từ dân cư. Ảnh: Sơn Ca

Chia sẻ về công tác huy động vốn, ông Rơ Mah Gim-Tổ trưởng Tổ vay vốn làng Grai Mek (xã Chư Pơng) cho hay: “Bà con trong tổ vay rất thích hình thức gửi góp hàng tháng vì phù hợp với khả năng, điều kiện gia đình. Chỉ cần có dư 50-100 ngàn đồng là tự nguyện gửi góp tại tổ vay để cuối năm có dư ra một khoản tiền. Cũng nhờ gửi góp qua tổ mà bà con tạo thành thói quen tiết kiệm”.

Không chỉ phát huy hiệu quả của kênh huy động tiết kiệm qua tổ, Phòng Giao dịch còn thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác tiềm năng từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ông Nguyễn Văn Bẩy (tổ dân phố 5, thị trấn Chư Sê) chia sẻ: “Tôi tin tưởng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào NHCSXH vì đây là ngân hàng do Chính phủ thành lập để giúp đỡ các đối tượng chính sách. Tôi gửi tiền thì có tiền lãi, ngân hàng có tiền cho người dân vay vốn, người nghèo được giúp đỡ. Tôi thấy như vậy rất có ích cho mình và cho cộng đồng”. Cùng chung suy nghĩ, ông Lê Văn Sinh (làng Tok Roh, xã Ia Blang) nêu ý kiến: “Tôi dành dụm nhiều năm mới có được một khoản tiền nên chọn gửi tại NHCSXH, lãi suất cũng ổn định. Ngân hàng có điểm giao dịch ngay tại xã nên việc gửi tiền rất thuận tiện cho khách hàng khi có nhu cầu”.

Nhờ thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp huy động các nguồn lực bổ sung cho hoạt động tín dụng chính sách, tổng nguồn vốn của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Chư Sê đến ngày 11-3 đạt 387,3 tỷ đồng, tăng hơn 9 tỷ đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng 2,39%). Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất đạt 53,7 tỷ đồng, tăng 7,4 tỷ đồng so với đầu năm. Thông qua kết quả này, ông Nguyễn Đình Lý cho biết thêm: “Một điểm rất đáng ghi nhận là số huy động tiền gửi từ tổ chức, dân cư và huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ đều có sự tăng trưởng so với đầu năm. Tăng cao nhất là tiền gửi tiết kiệm dân cư. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động cạnh tranh, việc giữ ổn định nguồn vốn đã khó, chưa kể đến việc tăng trưởng. Nên với kết quả này dù khá khiêm tốn song là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu”.

Có thể bạn quan tâm

Giảm thuế giá trị gia tăng để tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Giảm thuế giá trị gia tăng để tạo động lực tăng trưởng kinh tế

(GLO)- Lời Tòa soạn: Cùng với chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, gần đây, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến hết ngày 31-12-2023. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Quang Thành-Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh.

Vốn, vốn và vốn

Vốn, vốn và vốn

Không tiếp cận được vốn, chi phí vốn quá đắt đỏ, thủ tục kéo dài làm đội vốn dự án... Có thể nói, vốn chính là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay mà nếu không giải được thì sẽ không thể ngăn chặn tình trạng "bán mình" cho khối ngoại đang ngày một lan rộng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Tại Hội nghị trực tuyến với 5 địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2023; kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023 vì lý do chủ quan.
Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc ngày 22-5.
Đã bố trí đủ khoảng hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7

Đã bố trí đủ khoảng hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7

Về nguồn lực tăng lương cơ sở từ ngày 1-7 tới (thực hiện điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, cần hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7 tới,... Chính phủ đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn lực để phục vụ việc tăng lương 6 tháng cuối năm 2023.