Chính phủ chọn phương án nào về độ tuổi nghỉ hưu?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp trình bày tờ trình Dự án Bộ luật Lao Động sửa đổi. Ảnh: HN
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết: Trên cơ sở 2 phương án đề xuất của cơ quan soạn thảo, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án nâng tuổi nghỉ hưu với lộ trình 15 năm.
Chính phủ chọn lộ trình 15 năm 
Ngày 19.5, Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nói đây là phiên họp đặc biệt vì ngay sát ngày khai mạc Kỳ họp thứ 7 (Quốc hội khóa XIV) để thẩm tra một bộ luật quan trọng, liên quan đến nhiều quyền của người lao động. 
"Dự án Bộ luật Lao động là một bộ luật lớn, được sửa đổi toàn diện, với nhiều vấn đề mới, phức tạp, có những vấn đề chưa có tiền lệ ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tiếp tục thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng và tinh thần Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân về lao động, việc làm, vì vậy đòi hỏi cần xem xét thấu đáo, thận trọng, đa chiều", bà Nguyễn Thuý Anh nói.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi hưu.
Trên cơ sở 2 phương án đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của cơ quan soạn thảo, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1: Từ 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Như vậy, đến năm 2028 thì nam đạt 62 tuổi và đến năm 2035 thì nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60 (sau 8 năm với nam và sau 10 năm với nữ). Như vậy, so với phương án 2 lộ trình 10 năm, phương án 1 sẽ chậm hơn khi lộ trình kéo dài 15 năm.
 
Phương án tăng tuổi nghỉ hưu được Chính phủ lựa chọn. Ảnh: Theo VNE
Theo ông Diệp, Chính phủ lựa chọn phương án này vì có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đề xuất “quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn”
Tại lần sửa đổi này, dự thảo Bộ luật Lao động quy định “quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn”. Theo đó, dự thảo nêu rõ quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Bên cạnh đó là quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh, đây là chế định quan trọng liên quan đến lợi ích của NLĐ.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - thể hiện sự đồng tình với ban soạn thảo liên quan đến đề ra lộ trình tuổi hưu, cũng như có những quy định đặc biệt với các nhóm trình độ cao và thấp hơn.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Dương Hà
Tuy nhiên, bà Hà cũng băn khoăn là NLĐ có khả năng, cơ hội đóng góp ở độ tuổi cao, trong thực tế chỉ là một nhóm lao động thuộc số ít. Nhóm thuộc số nhiều hơn, theo bà Hà chính là nhóm lao động thấp hơn.
“Chúng tôi đi thực tế ở 5 tỉnh Tây Nguyên, khu vực đồng bằng thì thấy NLĐ ở khu vực hầm lò độc hại, lao động một số ngành nghệ thuật, cô giáo mầm non,… hầu hết muốn được nghỉ hưu sớm. Chính sách cần phải tạo cơ hội cho nhóm cao tiếp tục làm việc, còn nhóm thấp hơn nên cho họ quyền ưu tiên là được phép nghỉ hưu sớm hơn” – bà Nguyễn Thị Thu Hà nói.
Các đại biểu dự phiên họp cũng nhấn mạnh việc tính toán cho người lao động được quyền nghỉ hưu sớm cũng cần phải đảm bảo chế độ BHXH được hưởng ở mức cao nhất, tương xứng với công sức.
Huyên Nguyễn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.