Ra mắt hai tác phẩm cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà xuất bản (NXB) Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa cho ra mắt hai cuốn sách mới của cố nhà văn, tác giả Lê Văn Nghĩa: “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”, “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng”. Đây cũng là hai tác phẩm cuối cùng của nhà văn khi ông vừa qua đời vào tối ngày 25/7, thọ 69 tuổi.

“Người bán nụ cười” là cách mọi người hay gọi nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa, bởi phong cách viết trào phúng của ông đã định hình trong tâm trí bạn đọc Báo Tuổi Trẻ Cười với những cái tên nhân vật đạt độ điển hình: Hai Cù Nèo, Điệp viên Không Không Thấy, Đại Văn Mỗ, Hoa hậu phường Cây Mít, Linda Kiều…

Tiếp theo tập “Chuyện chán phèo”, hai tập sách trào phúng “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”; “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng” được tác giả xâu chuỗi, bổ sung đầy đặn sau mấy chục năm vừa làm công việc tổ chức bài vở, vừa là cây bút chủ lực trên các chuyên mục được bạn đọc Tuổi Trẻ Cười đón đợi.

Có thể nói, 34 mẩu chuyện trong tập “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ” cùng 36 mẩu chuyện trong tập “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng” đều mang dáng dấp các “thói hư tật xấu” của một ai đó trong cuộc đời này.

Nếu như ở “Điệp viên Không Không Thấy và Đại Văn Mỗ”, người đọc bật ngửa và phì cười vì những tình huống “phá án” trong “Đường dây phim sex”, “Nghiệp vụ ngửi mùi hương”, “Điệp vụ mò đường”, “Lộ tẩy”, “Nhà sưu tập tranh”…; thì đến “Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng”, ngòi bút trào phúng và duyên dáng của Lê Văn Nghĩa cho chúng ta thấy những màn “nhập đồng”, làm ra “thơ thần” chỉ toàn là trò lừa, chiêu đánh bóng bản thân qua “Ai là nhân tài?”, “Đấu giá chữ ký”, “Thần chú”, “Những người không thích đùa”, “‘Mê tốt’ mới”…

Mạch trào phúng của Lê Văn Nghĩa khắc dấu ấn mấy chục năm qua bằng sự ra đời, “phá án” của điệp viên Không Không Thấy. Nhân vật này lừng danh đến độ được chuyển thể, mượn tên thành nhân vật trong bộ phim do danh hài Mr Bean thủ diễn chiếu khắp các rạp tại Việt Nam mà “quên” xin phép “cha đẻ” của nó.

Cũng may Lê Văn Nghĩa nói: “Thây kệ nó!” bằng đúng giọng trào phúng và sự vị tha của cây bút làng cười. Với tính cách đó, văn phong đó, hóa ra, ông nhà văn có cái “mặt sầu” Lê Văn Nghĩa không chỉ là “người bán nụ cười”, mà ông còn “cho không nụ cười”.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa sinh ngày 20/5/1953 tại tỉnh Chợ Lớn. Ông thuộc thế hệ thanh niên học sinh Sài Gòn trưởng thành trong phong trào đấu tranh đô thị trước năm 1975. Ông từng xuống đường lãnh đạo thanh niên, học sinh đấu tranh trực diện với cảnh sát, từng bị bắt, trải qua một số nhà tù giam của chế độ Việt Nam Cộng hòa, kể cả ở Côn Đảo.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhà văn Lê Văn Nghĩa thuộc thế hệ làm báo đầu tiên của báo Tuổi Trẻ, cùng với làng báo TP Hồ Chí Minh lúc bấy giờ góp phần xây dựng đời sống mới. Ông làm việc tại báo Tuổi Trẻ từ năm 1975 đến năm 2015. Ông vừa qua đời lúc 22 giờ 25 phút ngày 25/7, sau thời gian bệnh nặng.

Trong thời gian chống chọi với bạo bệnh, ông vẫn cố gắng để hoàn thành bản thảo và cùng với NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh cho ra được 2 tác phẩm cuối cùng này để gửi đến bạn đọc như một lời chia tay khi ông "rời xa cõi tạm".

 

Theo MẠNH HẢO (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...