Màn múa xòe khổng lồ trong lễ hội hội văn hóa du lịch Mường Lò 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 10-9, tại Hà Nội, ban tổ chức lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò 2019 cho biết khâu luyện tập cho màn Đại Xòe của Việt Nam với sự tham gia của 5000 nghệ nhân dân gian và diễn viên quần chúng đang hoàn tất. Dự kiến màn Đại xòe này cũng sẽ xác lập kỷ lục Guinness Thế giới với số lượng người tham dự đông nhất.
 

Năm 2013, múa xòe cũng đã lập Kỷ lục Việt Nam với 3000 người tham dự
Năm 2013, múa xòe cũng đã lập Kỷ lục Việt Nam với 3000 người tham dự


Chương trình “Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò; khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải & Màn đại Xòe Việt Nam lớn nhất Thế giới” do UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo, sẽ diễn ra tại Mường Lò - Nghĩa Lộ, nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật  thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Yên Bái tới khách du lịch trong, ngoài nước. Lần đầu tiên, một màn Đại Xòe của Việt Nam được dàn dựng công phu với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân dân gian và diễn viên quần chúng sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Guiness Thế giới.

Chị Lê Hải Yến - tác giả kịch bản và cũng là Đạo diễn của chương trình cho biết đây là lần đầu tiên nâng tầm trong lễ hội Xòe lên tầm nghệ thuật quốc tế. Khi tiếp xúc với bà con, tôi nhận thấy chất “Xòe” trong máu của bà con dân tộc, nghe nhạc là đã “Xòe”. Múa Xòe giống như màn dân vũ chung của dân tộc Tây Bắc, tức là ai cũng biết xòe. Chắc chắn rằng khi tham gia màn trình diễn này, sau màn biểu diễn 6 điệu xòe cổ đến màn giao lưu với các khách mời, tất cả mọi người lập tức sẽ biết xòe. Bởi có những điệu xòe nắm tay nhau xòe để giao hữu, chỉ cần đều thôi đã là đẹp rồi. Nếu như các quốc gia trên thế giới người ta coi những cái nắm tay là giao hữu kết nối thì chúng ta cũng sẽ có điệu xòe là điệu giao lưu quốc tế.

Trong suốt quá trình luyện tập, ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của bà con, khiến số lượng người tham gia ngày một đông hơn, từ 2019 người, đến nay đã đỉnh điểm tăng lên đến con số 5.000 người. Không chỉ là một màn biểu diễn nghệ thuật Xòe thông thường, 5000 nghệ nhân dân gian và bà con dân tộc sẽ được các đạo diễn dàn dựng thành một đại hoạt cảnh xòe với chủ đề “Đại Xòe - Tinh hoa dân tộc”.

“Khán giả sẽ không thể ngồi yên trước màn trình diễn này mà sẽ thấy đầy tự hào, phấn khích, hứng khởi để sau khi chiêm ngưỡng màn trình diễn Xòe của Việt Nam lớn nhất thế giới, ai nấy cũng sẽ muốn Xòe, muốn trở thành một phần của Vòng tròn ý nghĩa ấy, sẽ sẵn sàng nắm tay người bạn mới quen để hòa theo giai điệu, lời ca của đồng bào dân tộc, để trở về với cội nguồn của cha ông. Sứ mệnh của tôi và các anh em trong ekip là cầu nối giúp du khách bốn phương, giúp khán giả, nhất là giới trẻ có thể tiếp cận được với nghệ thuật truyền thống, giúp truyền thống chạm vào hiện tại. Đặc biệt là chất liệu dân gian Tây Bắc, một chất liệu văn hóa bản địa thực sự hay, thực sự hấp dẫn và có quá nhiều màu sắc để chúng ta khai thác. Bản thân đời sống văn hóa của bà con dân tộc cũng rất phong phú, nguyên sơ và đầy bí ẩn đang đợi chờ khám phá. Đây cũng là xu hướng mà cả thế giới đang muốn hướng đến để cùng nhau bảo tồn và gìn giữ…” - đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có màn múa tập thể nào ghi danh xác lập Kỷ lục thế giới. Chính vì vậy, để đạt được danh hiệu này, ban tổ chức chương trình cùng các bà con dân tộc địa phương đã và đang tích cực chuẩn bị và tập luyện chuẩn bị cho chương trình, nhằm quảng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần đưa các giá trị truyền thống của Việt Nam đến gần hơn với thế giới.

Chương trình sẽ được diễn ra vào 20 giờ 00 ngày 20-9-2019 tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái và sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, VTV5, tiếp sóng YTV.

MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...