Pháp-Italy tưởng niệm 500 năm ngày mất đại danh họa Leonardo da Vinci

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ tưởng niệm 500 năm ngày mất của đại danh họa, nhà khoa học Leonardo da Vinci chính thức diễn ra tại lâu đài Clos Luce, trung tâm của Amboise của Pháp với sự tham gia của Tổng thống Pháp và Italy.

 
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và người đồng cấp Italy Sergio Mattarella (trái) thăm quan khuôn viên tòa lâu đài Clos Luce ở Amboise (Pháp), nhân lễ tưởng niệm 500 năm ngày mất của đại danh họa Leonardo da Vinci ngày 2/5. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và người đồng cấp Italy Sergio Mattarella (trái) thăm quan khuôn viên tòa lâu đài Clos Luce ở Amboise (Pháp), nhân lễ tưởng niệm 500 năm ngày mất của đại danh họa Leonardo da Vinci ngày 2/5. (Ảnh: AFP/TTXVN)




Ngày 2/5, lễ tưởng niệm 500 năm ngày mất của đại danh họa, nhà khoa học Leonardo da Vinci chính thức diễn ra tại lâu đài Clos Luce, trung tâm của Amboise của Pháp với sự tham gia của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Italy Sergio Mattarella.

Tại lâu đài Clos Luce - nơi Leonardo da Vinci sống trong 3 năm cuối đời, hai nhà lãnh đạo cùng thăm quan khuôn viên tòa lâu đài và đặt vòng hoa trước mộ của thiên tài toàn năng người Italy này.

Để chuẩn bị cho sự kiện trên, giới chức Pháp đã cấm mọi hoạt động giao thông trong phạm vi bán kính 5km quanh Amboise, mọi nhà hàng và cửa hàng đều phải đóng cửa.

Đến cuối ngày 2/5, lãnh đạo hai nước đã tới lâu đài Chambord - nơi có cầu thang xoắn kép được cho là do đại danh họa này thiết kế, song phải 4 tháng qua khi ông mất, viên đá đầu tiên mới được đặt vào.

Tham gia các sự kiện tưởng nhớ Leonardo da Vinci còn có kiến trúc sư nổi tiếng người Italy Renzo Piano, nhà du hành vũ trụ Pháp Thomas Pesquet và nhà sử học Stephane Bern...

Leonardo da Vinci sinh ra ở Toscana, miền Trung Italy, tên khai sinh của ông là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci".

Trong lĩnh vực hội họa, ông là tác giả của những bức họa nổi tiếng thế giới như bức "Mona Lisa" hay "Bữa ăn tối cuối cùng".

Hơn thế nữa, ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, ứng dụng năng lượng Mặt Trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.

Một số thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi khi ông còn sống. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực.

Theo thông báo của Bộ Văn hóa Italy, sẽ có hơn 500 sự kiện văn hóa và hội thảo được tổ chức tại nhiều địa phương của Italy trong chương trình “Leonardo 500.” Các sự kiện được cho là sẽ phản ánh cả sự nghiệp rực rỡ của Leonardo da Vinci.

Italy cũng sẽ phát hành tiền xu và những bộ tem kỷ niệm có liên quan đến sự nghiệp của danh họa Leonardo da Vinci trong dịp này. Đài truyền hình quốc gia Italy RAI và các hãng truyền thông lớn cũng sẽ phối hợp để dành thời lượng phát sóng các chương trình có liên quan.

Sự kiện văn hóa này mang theo ý nghĩa hàn gắn quan hệ giữa Pháp và Italy vốn rơi vào tình trạng căng thẳng trong vài tháng qua sau một loạt những tuyên bố thiếu thiện chí với nhau.

Sau bữa trưa tại lâu đài Clos Luce, Tổng thống Macron nhấn mạnh đến mối quan hệ bền chặt, khẳng định mối giao ước giữa hai nước và nhân dân hai nước "đời đời bền vững".

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.