Hội sách Gia Lai: Cần đổi mới để tránh nhàm chán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội sách Gia Lai là sự kiện nhằm kết nối các doanh nghiệp kinh doanh, phát hành sách và bạn đọc. Qua 4 lần tổ chức, bên cạnh nỗ lực đáng ghi nhận của các tập thể, cá nhân đem sách đến với bạn đọc, Hội sách cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong những năm tiếp theo để tránh gây nhàm chán cho người đến tham quan, mua sắm.
Nỗ lực đáng ghi nhận
Hội sách Gia Lai-2019 sắp kết thúc. Suốt một tuần sự kiện này diễn ra, 32 gian hàng của 10 đơn vị kinh doanh, phát hành sách, trung tâm ngoại ngữ, trường học đã đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến tham quan, mua sắm, tham gia các chương trình. Với mức giảm giá 10-70%, nhiều đầu sách cũng như các mặt hàng đồ dùng, đồ lưu niệm đã thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng thuộc mọi lứa tuổi. Các doanh nghiệp, nhà sách đã chú ý lựa chọn đem đến trưng bày và bán hàng ngàn đầu sách thuộc nhiều thể loại, đặc biệt  là tác phẩm của các tác giả trẻ, phù hợp với nhu cầu tìm đọc của giới trẻ. Vì vậy, những ngày diễn ra, nhất là vào buổi tối, Hội sách Gia Lai khá tấp nập, nhộn nhịp.
Điều đáng ghi nhận tại hội sách năm nay là 2 đêm gặp gỡ, giao lưu giữa các tác giả và bạn đọc được tổ chức chu đáo. Không phải tưởng tượng chân dung, giọng nói và đọc đôi dòng chia sẻ của tác giả trên trang sách, việc trực tiếp nghe nhà văn, nhà thơ chia sẻ về cuộc đời, về quá trình sáng tác, về những đứa con tinh thần đã truyền cảm hứng đặc biệt đối với bạn đọc.
Hội sách Gia Lai là dịp để các bạn trẻ tìm được nhiều đầu sách hay, bổ ích.  Ảnh: Đức Thụy
Hội sách Gia Lai là dịp để các bạn trẻ tìm được nhiều đầu sách hay, bổ ích. Ảnh: Đức Thụy
Đêm giao lưu đầu tiên, các khách mời gồm: nhà văn Thu Loan, nhà thơ Phạm Đức Long và nhà thơ Ngô Thanh Vân đã có khoảng thời gian chia sẻ chuyện nghề, quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Họ là những cây bút tên tuổi của tỉnh, có nhiều thành công trên hành trình sáng tạo văn chương. Cả 3 tác giả đều có tác phẩm được chọn dạy trong chương trình văn học địa phương. Đây chính là điểm hấp dẫn khiến các em học sinh khi đến theo dõi đêm giao lưu cảm thấy hào hứng và bất ngờ. Đặc biệt hơn nữa khi những bài thơ “Khoảng trời lá thông” (Phạm Đức Long), “Tuổi thơ” (Thu Loan), “Những bông dã quỳ của núi” (Ngô Thanh Vân) đều đã được phổ nhạc. Trong đêm giao lưu, khán giả cũng được lắng nghe những giai điệu ấy qua sự thể hiện của các ca sĩ: Diễm Phương, Thùy Dương, Y Blin…  Cả 3 tác giả cũng đã có những chia sẻ rất chân tình về niềm đam mê đọc sách, tình yêu văn chương, công việc viết lách. Đêm giao lưu nhờ đó đã níu chân khán giả đến giây phút cuối cùng.
Đêm giao lưu thứ hai có sự xuất hiện của tác giả Anh Khang-một cây bút trẻ được giới trẻ yêu thích trong thời gian gần đây. Những cuốn sách đã xuất bản của anh như “Ngày trôi về phía cũ”, “Trời vẫn còn xanh em vẫn còn anh”, “Người xưa đã quên ngày xưa”, “Buồn làm sao buông”, “Thương mấy cũng là người dưng”… luôn nằm trong top những cuốn sách bán chạy. Hiểu được tâm lý bạn đọc, với sự kết nối của Công ty cổ phần Văn hóa giáo dục Gia Lai, Ban tổ chức Hội sách năm nay đã mời nhà văn Anh Khang đến giao lưu và ký tặng sách cho độc giả. Đêm giao lưu diễn ra trong không khí gần gũi, nhẹ nhàng, ấm áp. Người yêu sách Gia Lai đã có một đêm trải nghiệm không khí văn chương đầy ý nghĩa. Em Nguyễn Bích Hằng (lớp 10A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ: “Được giao lưu trực tiếp với các nhà văn, nhà thơ mà mình từng đọc, từng tìm hiểu, em rất vui. Em cũng mong được gặp gỡ và giao lưu với nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài tỉnh hơn nữa”.
Cần đổi mới để hấp dẫn hơn
Đây là lần thứ 4 Gia Lai tổ chức hội sách. Dù khâu tổ chức đã chuyên nghiệp hơn qua từng năm song các chương trình trong khuôn khổ Hội sách vẫn chưa thực sự đa dạng, phong phú. Ngoài các gương mặt quen thuộc như Nhà sách Fahasa, Công ty cổ phần Văn hóa giáo dục Gia Lai, Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học, Thư viện tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai… đến hẹn lại lên thì hầu như không có thêm đơn vị mới tham gia Hội sách. Bên cạnh đó, hoạt động chính của Hội sách vẫn chỉ là trưng bày và bán sách, còn phần “hội” khá mờ nhạt. Các chương trình như giao lưu tác giả, tìm hiểu tác giả, tác phẩm qua sách báo… đều diễn ra vào buổi tối nên ban ngày người đến tham quan, mua sách khá thưa thớt. Điều này làm cho “cuộc hội ngộ” giữa sách và bạn đọc bớt đi phần nồng nhiệt. Chị Đào Minh Thiều (huyện Chư Pah) bày tỏ: “Mình đã nhiều lần đi hội sách ở TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù không thể so sánh về quy mô, chất lượng với hội sách ở TP. Hồ Chí Minh nhưng mình vẫn mong đợi nhiều hơn ở Hội sách Gia Lai. Ở đây, đầu sách khá phong phú, nếu có nhiều buổi ký tặng sách, trò chuyện về sách, có nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng tham gia thì Hội sách sẽ hấp dẫn hơn”.
Hội sách Gia Lai qua 4 lần tổ chức vẫn chỉ là “sân chơi” của các đơn vị phát hành sách trong tỉnh, chưa thấy sự kết nối với các nhà xuất bản, những “ông lớn” trong ngành sách trên cả nước. Nhiều bạn đọc vẫn ao ước được nhìn thấy không gian trưng bày của Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhã Nam, Văn học… để thỏa thích tìm kiếm và thưởng thức. Ông Phan Xuân Tuấn-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Văn hóa Giáo dục Gia Lai-cho hay: “Khâu tổ chức hội sách khá quan trọng, nhất là chọn thời điểm để tổ chức các chương trình. Đồng thời, mỗi năm cần cải tiến, đổi mới hơn. Cần kết hợp với nhiều đơn vị ngoài tỉnh để làm phong phú đầu sách và giúp quảng bá thương hiệu. Chúng tôi cũng đã chủ động liên hệ với các nhà xuất bản, nhà cung cấp sách lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội để họ gửi thêm sách đến trưng bày và bán, phục vụ nhu cầu của bạn đọc”.
Đến tham dự tại Hội sách Gia Lai, ông Lê Hoàng-Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng Văn phòng Hội Xuất bản Việt Nam tại phía Nam-đánh giá cao sự quyết tâm của ngành chức năng, các đơn vị phát hành sách, thư viện trên địa bàn trong việc tổ chức hội sách hàng năm. Để Hội sách các năm sau phong phú, quy mô hơn, ông Hoàng cho biết, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ kết nối kêu gọi các nhà sách, nhà xuất bản tham gia khi Ban tổ chức Hội sách Gia Lai đề nghị. Nếu sự kết nối này thành công, Hội sách Gia Lai những năm sau chắc chắn sẽ quy mô hơn, hấp dẫn hơn.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...