Khám phá gia tài văn chương của tác giả "Hôm qua em đi chùa Hương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

 




Được tập hợp trong cuốn Nguyễn Nhược Pháp - Hoa một mùa - NXB Phụ nữ, người đọc sẽ được tiếp cận với nhiều sáng tác khác của ông như 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và điệu, sân khấu kịch đương thời...).

Một chàng trai còn quá trẻ nhưng lại nhìn cuộc đời theo cái cách của người già như nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét, phải chăng vì quá ư nhiều tha thiết với cuộc đời, cho nên trong một khoảng thời gian ngắn đã sáng tác được khối tác phẩm không hề nhỏ kia với một bút lực khỏe khoắn và dồi dào năng lượng.

Các truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp lấy chủ đề chung là các câu chuyện trong gia đình buổi giao thời với những xung đột mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa bạn bè đồng trang lứa. Lời văn giản dị mà hóm hỉnh, kín đáo bộc lộ tính cách của nhân vật.

Trong thể loại thơ, ông tập trung vào các nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử qua đó thể hiện những tâm tư của mình.

Đến thể loại phê bình, Nguyễn Nhược Pháp như một con người khác, ông chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng tác phẩm, tác giả bằng một lối viết điềm đạm, dí dỏm. Không thể phủ nhận được trình độ Pháp văn của Nguyễn Nhược Pháp khi ông viết những bài phê bình sắc sảo này lúc mới chỉ ngoài đôi mươi.

Nguyễn Nhược Pháp viết văn, làm thơ, kịch, và cả viết phê bình nữa bằng một cái duyên bút mực hết sức nhã nhặn, đằm thắm mà không hề kém phần hài hước kín đáo. Có cảm tưởng đằng sau mỗi con chữ lại là một nụ cười mỉm của chàng thanh niên cứ lặng lẽ quan sát và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình. Các sáng tác của ông đã đưa thêm một góc nhìn về đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam buổi giao thời, đồng thời đâu đó chúng ta cũng cảm nhận phảng phất những nỗi buồn trong góc khuất của một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, cô đơn.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1938-2018), Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với Đại học Văn hóa tổ chức tọa đàm "Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp" vào ngày 9-11.

Mai An (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.