Nhớ một thời văn nghệ Gia-Kon

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum cứ như anh em sinh đôi.

Xin điểm thoáng qua vài cứ liệu để thấy “quan hệ khăng khít” ấy: Năm 1893, khi thực dân Pháp đã làm chủ toàn cõi Đông Dương thì toàn bộ khu vực Tây Nguyên được chúng gọi chung là “Đại lý Kon Tum” (trong đó có Gia Lai). Năm 1913 lập tỉnh Kon Tum thì vẫn là chung “bờ cõi”. Đến ngày 24-5-1932, Pháp tách phía Nam Kon Tum lập tỉnh Pleiku; và cũng theo đó, ngày 15 tháng 11 năm Bảo Đại thứ 7 (tức 1-12-1932) Triều đình Huế ra Chỉ dụ lập đạo Gia Lai trên cơ sở tỉnh Pleiku. Ngày 15-4-1950, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định sáp nhập 2 tỉnh làm một, gọi tắt là Gia-Kon. Tháng 8-1954 tách riêng 2 tỉnh như cũ. Tháng 10-1975 lại nhập thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Rồi ngày 12-8-1991 lại chia tách cho đến nay.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhớ lại lúc tỉnh chung Gia Lai-Kon Tum có tỉnh lỵ đặt tại Pleiku, mọi hoạt động xã hội, trong đó có mảng văn hóa-văn nghệ của tỉnh hầu như chỉ diễn ra ở đấy; thị xã Kon Tum khi ấy chỉ là một đơn vị hành chính tương đương cấp… “huyện lẻ”, chúng tôi ở đây ít có điều kiện tiếp cận và tham gia các hoạt động. Những “nhân vật chủ chốt”, những “cây bút chủ lực” của phong trào sáng tác văn học nghệ thuật cũng đều tập trung ở Sở Văn hóa-Thông tin (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) và các cơ quan ban ngành cấp tỉnh ở Pleiku cả. 13 năm sau, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai-Kon Tum được thành lập, anh em Kon Tum “lóp ngóp” mấy người được mời đi… “về tỉnh” dự đại hội.

Sau đó, mỗi khi có “Đoàn văn nghệ sĩ của tỉnh” đến Kon Tum, chúng tôi mới được gặp nhau. Những lần gặp gỡ ấy, không nói ra, nhưng chúng tôi có tâm lý nhìn họ như là những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ “đàn anh, đàn chị” (bởi… ở tỉnh mà!) và thấy mình như ếch ngồi đáy giếng, một mực nhà quê!

Nhớ những lần “về tỉnh” hội họp tại trụ sở Hội ở đường Phan Bội Châu, hoặc ghé nơi ở của nhà thơ Văn Công Hùng là một căn phòng nhỏ trong khu tập thể Sở Văn hóa-Thông tin nơi đường Trần Hưng Đạo (nay đã phá bỏ, thuộc khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết bây giờ). Tại đây, thuở hàn vi, thời bao cấp, chỉ dăm ba ly rượu đế, vài gắp mồi tự chế, thế mà sao chúng tôi vẫn đủ sức “gọi đàn” với gần như đầy đủ những “gương mặt ưu tú” tại thị xã tỉnh lỵ.

Với tôi, Pleiku đã là nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm của một phần đời thời trai trẻ. Chỉ cách nhau 50 km, nhưng mỗi khi đến Pleiku, với tôi đó như một chuyến “trở về” đầy cảm xúc. Ơi, Pleiku-cái “Khoảng trời lá thông” ấy (từ dùng của nhà thơ Phạm Đức Long), cái “Bến đợi” ấy (tên một tác phẩm của nhà thơ Văn Công Hùng) nay đã rộng rinh, không còn cảnh “Đi dăm phút đã về chốn cũ”, nhưng với tôi vẫn luôn là “Phố không xa nên phố tình thân” (thơ Vũ Hữu Định).

Về quan hệ “đối lưu” văn nghệ giữa Kon Tum và Gia Lai trước ngày chia tách tỉnh cũng có đôi kỷ niệm đáng nhớ. Khi Hội tỉnh tổ chức đợt thực tế sáng tác ở Kon Tum thì nhạc sĩ Ngọc Tường “của Gia Lai” đã để lại cho Kon Tum ca khúc “Tình ca Măng Đen” còn vang ngân mãi đến giờ. Còn cá nhân tôi là “của Kon Tum” lại cũng có bài thơ nho nhỏ “Hoa vàng Pleiku” đến nay may mắn còn được nhiều người biết và nhắc đến.

Cứ miên man nói về văn nghệ Gia Lai-Kon Tum một thời mà quên nhắc đến chú Trịnh Kim Sung-Chủ tịch đầu tiên của Hội, là điều thiếu sót khó chấp nhận. Dường như tất cả hội viên không ai không quý mến chú. Chú là trung tâm đoàn kết, đồng thời là nhà hoa tiêu, là người kiến tạo nên mọi sinh hoạt, hoạt động văn nghệ của Hội. Ngày chú mất, từ Kon Tum chúng tôi về đủ mặt ở Pleiku.

Sau ngày chia tách tỉnh (1991), anh chị em văn nghệ Gia Lai đã có Hội sẵn để sinh hoạt, riêng anh em Kon Tum phải đợi đến 4 năm sau mới lập nên Hội mới. Lúc này Kon Tum được bổ sung thêm một số “nguyên hội viên”-tức những anh chị em hội viên từ Pleiku chuyển công tác đến Kon Tum theo sự phân công về tỉnh mới. Chúng tôi nói đùa rằng đây là lực lượng của “Hội Mẹ”-mà nay đã thành của riêng Gia Lai-“chi viện” cho Kon Tum! Do vậy, câu thành ngữ “Xa thương gần thường” đã “không có đất sống” ở đây. Anh em văn nghệ Kon Tum và Gia Lai từ khi “gần” cho đến lúc “xa” thì vẫn vậy, vẫn “bổ sung” cho nhau, vẫn mỗi khi gặp gỡ hay nhắc nhớ về nhau, đều là “thương” cả, ít thấy biểu hiện của “thường”!

Từ bấy đến nay, đã có một số bạn bè chuyển đi làm ăn sinh sống ở phương xa; thậm chí có người đã đi xa mãi đến không bao giờ còn gặp nữa! Biết sao được, “thương hải biến vi tang điền” mà. Chỉ có điều rất vui là hôm nay cả Gia Lai và Kon Tum đều đã có được một lớp trẻ “kế tục” tài năng hơn lớp “tiền bối” chúng tôi nhiều lắm! Và đặc biệt, cũng như lớp “tiền bối”, lớp anh chị em trẻ này cũng vẫn tiếp nối mối quan hệ Gia-Kon như chúng tôi ngày nào.

Sao hôm nay tự dưng tôi lại nhớ về một thời văn nghệ Gia-Kon diết da đến thế!

Tạ Văn Sỹ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...