Giảm tổn thương cho kinh tế nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường đã mở chưa thực sự bền vững về mặt thời gian, chưa đảm bảo về quy mô hàng hóa và đặc biệt nguy cơ rủi ro rất cao khi chịu tác động cạnh tranh từ hội nhập quốc tế. Ngoài ra, kinh tế nông nghiệp Việt Nam còn chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu. Tại một hội thảo tổ chức gần đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ rõ: Tác động của biến đổi khí hậu là tác động chung đến toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp sẽ là nơi tổn thương lớn nhất. Bởi vì đây là khu vực sản xuất ngoài trời, sản xuất kinh tế diễn ra với đối tượng bất lợi nhất là nông dân ở vùng nông thôn vốn có các thiết chế hạ tầng không được mạnh mẽ đầy đủ như các vùng khác; tiếp nữa là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. (ảnh internet)
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. (ảnh internet)
Sự yếu thế của nông nghiệp và nông dân trong nền kinh tế là chuyện ai cũng thấy, nhưng muốn khắc phục điều này không hề dễ. Nó đòi hỏi không chỉ là nông dân phải “tự vươn mình”, mà Nhà nước cần có những cơ chế đặc biệt cho nông dân và nông nghiệp, đưa những mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến về nông thôn, tìm được nguồn nhân lực nông nghiệp vừa trẻ vừa có trình độ để tiếp thu công nghệ mới và quan trọng nhất là phải tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Một khi đã xác định nông nghiệp là vùng kinh tế bị tổn thương lớn nhất trong biến đổi khí hậu, lực lượng lao động chịu tổn thương lớn nhất là nông dân thì không thể ngồi nhìn nông dân tự xoay xở, trong khi họ còn thiếu rất nhiều điều kiện để vươn lên. Nhưng rồi, khi nhìn lại thực tế thì những giải pháp tốt “sống chung” với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp lại thường bắt đầu từ… nông dân, đặc biệt là những thành phần ưu tú nhất trong nông dân. Ngày trước, người ta gọi họ là những “lão nông tri điền”, còn bây giờ là những nông dân sản xuất giỏi. Nhiều sáng kiến sản xuất sản phẩm “sống chung với biến đổi khí hậu” đã hình thành và đang thu được kết quả tốt, như hình thức nuôi cá tôm trong ruộng nhiễm mặn, dùng những giống lúa thích nghi với xâm nhập mặn hay chuyển những sản phẩm nông nghiệp có giá trị và phù hợp biến đổi khí hậu thay cho cây lúa… ở đồng bằng sông Cửu Long. Những điều đó không hề đơn giản, nhưng đang được thử nghiệm, được tìm hướng và một khi người nông dân quyết không chịu thua biến đổi khí hậu thì khi đó những hỗ trợ thực chất của Nhà nước sẽ phát huy tác dụng tích cực giúp những đột phá trong nông nghiệp thành công. Kể cả mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, một khi nông dân nhận ra sự ưu việt của nó thì chính họ sẽ sáng tạo hình thức hợp tác sản xuất thích hợp. Vì nói tới sản xuất nông nghiệp bây giờ không thể tách rời với làm dịch vụ nông nghiệp, càng không thể tách rời với công nghệ nông nghiệp-những “đôi cánh” sẽ đưa nông nghiệp Việt Nam bay lên.
Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp “sống chung với biến đổi khí hậu” thì đồng thời phải đi với gìn giữ bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, không “đánh đổi” sản phẩm nông nghiệp lấy những vấn đề nguy hiểm về môi trường như: phá rừng, mất cân bằng sinh học, thoái hóa đất, ô nhiễm nước hay tăng hàm lượng khí thải nhà kính.
Với Tây Nguyên, những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ cây công nghiệp lại đòi hỏi phải đi đôi với chế biến sản phẩm, tránh xuất thô vì hiệu quả kinh tế thấp và không bền vững. Vì vậy, rất cần những mô hình thành công trong chế biến sản phẩm như Tập đoàn Trung Nguyên đã thành công với sản phẩm từ cà phê. Chuyện chế biến sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết, nhưng nó luôn phải đồng hành với nền sản xuất nông nghiệp có độ tập trung và sản phẩm bảo đảm độ sạch cần thiết. Không có sản phẩm thô đạt chuẩn chất lượng và sạch thì khâu chế biến không thể nào thành công.
Nông nghiệp hiện đại là tổng hòa các khâu từ sản xuất, chế biến, marketing, xuất khẩu và tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường. Những hiệp ước thương mại quốc tế chỉ chứng thực sự tổng hòa ấy là có thật, là tất yếu trong nền kinh tế nông nghiệp.   
 THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.