An Khê: Nuôi vịt đẻ trứng cho thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tận dụng ao, hồ và đồng ruộng sau mỗi vụ lúa, nhiều hộ dân ở thị xã An Khê đã phát triển nghề nuôi vịt đẻ trứng, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.
Từ nuôi vịt chạy đồng
Cửu An là xã có diện tích trồng lúa khá lớn của thị xã An Khê với trên 100 ha, tập trung ở cánh đồng thôn An Điền Bắc và An Điền Nam. Sau mỗi vụ lúa, diện tích này trở thành nơi lý tưởng để chăn thả vịt. Ông Nguyễn Đước (thôn An Điền Nam) cho biết: Bình thường, gia đình tôi nuôi thả vịt trong ao rộng hơn 1.000 m2. Nhưng hễ thấy bà con cắt lúa xong ở khu vực nào là tôi lùa vịt ra đồng. Một năm, tôi thả vịt chạy đồng được khoảng 4 tháng. Trong thời gian này, vịt thỏa thích mò cua ốc, ăn những hạt lúa sót lại. Nuôi vịt chạy đồng không chỉ giúp gia đình tôi giảm kha khá tiền thức ăn mà trứng vịt đẻ ra còn to hơn, lòng đỏ nhiều, ăn có vị thơm, béo bùi, được thị trường ưa chuộng. “Trên địa bàn thị xã An Khê, chỉ xã Cửu An mới có trứng vịt chạy đồng. Đây là “đặc sản” của xã chúng tôi”-ông Đước nói. 
Hiện gia đình ông Đước đang nuôi 1.400 con vịt. Bình quân mỗi ngày, đàn vịt đẻ 1.000 quả trứng. Số trứng này được bán cho các đại lý, cửa hàng trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện lân cận với giá 2.200 đồng/quả. Ông Đước cho hay: “Gia đình tôi nuôi vịt trong ao kết hợp với chăn thả ngoài đồng đã gần 30 năm. Nhờ nghề này mà vợ chồng tôi có điều kiện nuôi các con ăn học đàng hoàng, việc chi tiêu trong gia đình cũng thỏa mái, còn có tiền đầu tư vào ruộng vườn”.
Ông Nguyễn Ngọc Tánh-chủ một đại lý thu mua trứng ở phường An Phú, thị xã An Khê-cho biết: “Hơn 20 năm nay, ngày nào tôi cũng đặt mua trên 300 quả trứng của gia đình ông Đước. Trứng vịt của gia đình ông Đước thường to hơn chỗ khác, vỏ sáng, chất lượng thơm ngon, được khách hàng đánh giá cao”.
Đến trang trại nuôi vịt theo hướng VietGAP
Năm 2014, sau khi quy hoạch trang trại vườn-ao-chuồng-rừng, ông Nguyễn Xuân Phương (thôn Thượng An 3, xã Song An) dành riêng khu vực hồ nước rộng hơn 1,5 ha làm nơi chăn thả vịt theo hướng VietGAP. Ông Phương chia sẻ: “Xung quanh hồ còn có vườn cây ăn quả rộng hơn 3 ha, là nơi vịt nằm nghỉ sau khi bơi lội dưới hồ. Với không gian thoáng mát, môi trường sạch sẽ, đàn vịt luôn khỏe mạnh, hạn chế bệnh dịch. Cùng với đó, tôi cho vịt ăn uống đầy đủ chất, kết hợp thức ăn tinh cộng với rau xanh để chúng đẻ trứng đạt chất lượng cao”. 
 Trứng vịt chạy đồng của gia đình ông Nguyễn Đước (thôn An Điền Nam, xã Cửu An, thị xã An Khê) được thị trường ưa chuộng. Ảnh: N.M
Trứng vịt chạy đồng của gia đình ông Nguyễn Đước (thôn An Điền Nam, xã Cửu An, thị xã An Khê) được thị trường ưa chuộng. Ảnh: N.M
Trứng vịt của gia đình ông Phương đã được Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh kiểm định, chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với đàn vịt siêu trứng cổ cò 1.000 con, mỗi ngày, gia đình ông Phương thu về 800 quả trứng. Trứng được bán cho các siêu thị ở TP. Pleiku và các tỉnh: Đak Lak, Kon Tum, Bình Định với giá 2.500 đồng/quả. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Phương thu lãi trên 100 triệu đồng/năm từ đàn vịt.
Ông Nguyễn Công Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã An Khê-cho biết: Hiện trên địa bàn thị xã có 12 hộ chăn nuôi vịt lấy trứng. Trong đó, gia đình ông Đước và ông Phương có số lượng đàn lớn. Hai hộ này đã tận dụng diện tích mặt nước ao hồ, cánh đồng để nuôi vịt từ nhiều năm nay. Vịt chạy đồng, thả trong ao hồ sẽ ăn các sinh vật phù du, cua ốc có bổ sung thức ăn hỗn hợp nên chất lượng trứng thơm ngon, mẫu mã đẹp được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Khu vực nuôi nhốt xa khu dân cư, cách ly với nguồn bệnh nên vịt luôn khỏe mạnh. Đây là mô hình hay có thể áp dụng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn thị xã. “Thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho hội viên, nông dân tham quan, học tập mô hình. Hội cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn giúp các hộ chăn nuôi vịt làm các thủ tục, giấy tờ đăng ký tem truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập”-ông Tuấn thông tin thêm.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.