Cần có chuẩn organic Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một nhà sản xuất kiêm xuất khẩu nông sản Việt Nam mới đây đã phát biểu rất chân thành: “Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ hàng bị trả lại hoặc phải xử lý lại ở mức độ khá cao. Những lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của phía đối tác có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do khâu sơ chế, chế biến và khâu sản xuất”.
Việt Nam có tiêu chuẩn an toàn nông sản của mình, gọi tắt là VietGAP. (ảnh internet)
Việt Nam có tiêu chuẩn an toàn nông sản của mình, gọi tắt là VietGAP. (ảnh internet)
Việt Nam có tiêu chuẩn an toàn nông sản của mình, gọi tắt là VietGAP. Nhưng thú thật, nhiều người tiêu dùng Việt Nam cũng không dám tin tưởng vào tiêu chuẩn này khi nó được đính kèm sản phẩm nông sản bán trên thị trường nội địa. Vì sao vậy?
Đầu tiên, đó là sự thiếu “chuẩn của chuẩn”, vì đã nói đến tiêu chuẩn an toàn nông sản thực phẩm là phải nói trước hết tới độ nghiêm ngặt của tiêu chuẩn, tất cả phải rõ ràng, minh bạch, không lờ mờ, mơ hồ, xuê xoa. Chưa kể, các cơ quan cấp xác nhận tiêu chuẩn có khi vẫn hành xử “theo kiểu Việt Nam”, nghĩa là sẵn sàng nhận… phong bì để “đóng dấu” VietGAP cho các sản phẩm không đạt ngay cả chuẩn này.
Một số nhà sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã tự tìm đường cho mình bằng cách gửi mẫu sản phẩm xin chứng nhận của những thị trường lớn là Mỹ và EU, như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và EU organic farming. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhìnT thấy trước và quyết tâm “đạt chuẩn quốc tế” như vậy còn quá ít ở Việt Nam. Hãy bắt đầu bằng sự thay đổi chất lượng của “chuẩn organic Việt Nam”, phải đưa chuẩn này lên mức ít nhất là ngang bằng về cơ bản với các chuẩn quốc tế quan trọng và có tín nhiệm nhất. Nếu không bắt đầu từ chuẩn thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam khi xuất khẩu sẽ chịu cảnh liên tục bị trả về, gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam rất nhiều. Khi ấy, chúng ta đừng tự hào về chuẩn VietGAP nữa, vì người ta sẽ… cười cho. Còn với thị trường trong nước, một khi chuẩn không đạt chuẩn thì sản phẩm bán “theo chuẩn” sẽ là hành vi lừa lọc người tiêu dùng. Những người tiêu dùng Việt không thể trả lại hàng một khi đã mua, nhưng đơn giản, họ tẩy chay, lần sau không mua nữa.
Đại diện một doanh nghiệp lấy được chuẩn Mỹ hay EU thổ lộ: “Hàng năm, chúng tôi đều phải đánh giá và luôn giữ được chứng nhận từ đó đến nay. Chúng tôi kiên định với mục tiêu ban đầu của mình là nỗ lực cung ứng các sản phẩm thực phẩm hữu cơ chứng nhận quốc tế cho người tiêu dùng. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục lấy các tiêu chuẩn này trong thời gian tới, chưa có ý định chuyển sang chứng nhận hữu cơ của Việt Nam”.
Muốn nông sản Việt xuất khẩu không bị trả về thì từng công đoạn sản xuất, thu hoạch rồi đóng gói xuất khẩu sản phẩm đều phải thực hiện một cách nghiêm ngặt đúng chuẩn quốc tế, tốt nhất là lấy những chuẩn quốc tế uy tín nhất, bởi những thị trường nhập khẩu lớn đều nằm ở đó. Như thế, sự hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp sản xuất với những doanh nghiệp xuất khẩu phải có tính lâu dài để cùng tồn tại và phát triển, không phải chuyện mua bán qua đường. Một khi đã có sự hợp tác thực chất như thế, sản phẩm phải được kiểm định từ khâu đầu tới khâu cuối, không bỏ sót, không lơ là hay “mắt nhắm mắt mở” trước bất cứ khâu nào, kể cả khâu đóng gói bao bì.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030” với mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam phải đứng vào top 15 nước hàng đầu thế giới về nông nghiệp hữu cơ. Thế nhưng đến giờ, rất nhiều doanh nghiệp (chưa nói tới nông dân) vẫn chưa biết tới Nghị định 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Chưa biết tới Nghị định 109 thì làm sao nói nghị định này “đã đi vào cuộc sống”, đã đặt mục tiêu thế này thế nọ về nền nông nghiệp hữu cơ. 
Việc đầu tiên khi muốn có một nền nông nghiệp hữu cơ là phải xác lập được bộ tiêu chuẩn về nông sản hữu cơ ngang hàng với những bộ tiêu chuẩn nông sản hàng đầu thế giới như của Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia… Muốn xuất khẩu nông sản thì phải như vậy. Thậm chí, muốn bán ở thị trường nội địa cũng phải như vậy.
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.