Thấp thỏm nỗi lo hạn hán ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khu vực các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đã bước vào mùa mưa. Tuy nhiên, lượng mưa trong thời gian qua thấp hơn so với mọi năm khiến việc tích nước phục vụ sản xuất của các công trình thủy lợi đạt rất thấp. Điều này đẩy nhiều địa phương vào nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng vụ mùa và vụ Đông Xuân sắp tới.
Mực nước các hồ chứa lớn giảm mạnh
Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai, thời điểm này, khu vực phía Tây tỉnh đã bước vào mùa mưa. Tuy nhiên, lượng mưa trong thời gian qua không đáng kể nên lượng nước tích trữ tại các hồ chứa lớn do Công ty quản lý và khai thác ở khu vực này đạt thấp hơn so với những năm trước. Cụ thể, lượng nước tại 12 hồ chứa lớn hiện đều rất thấp, mới chỉ đạt 87,47 triệu m3, đạt 28,4% dung tích thiết kế. Hiện tại, các hồ chứa lớn đều tích nước đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 từ 0,24 m đến 10,45 m. Đặc biệt, một số hồ đạt rất thấp như Ayun Hạ dung tích mới đạt 17,15%; Biển Hồ đạt 11,41%; Ia Ring đạt 16,82%, Tân Sơn đạt 20,44%... Qua theo dõi các trạm đo mưa do Công ty quản lý, lượng mưa năm nay thấp hơn so với cùng thời điểm này năm ngoái 30-50% và phân bố không đồng đều. Bên cạnh đó, mưa tập trung và kết thúc rất nhanh dẫn đến tổn thất bốc hơi nước nhanh, dòng chảy từ các con suối dẫn nước về các hồ chứa không nhiều.
 Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông đã không còn nước qua tràn. Ảnh: N.D
Hồ chứa nước thị trấn Chư Prông đã không còn nước qua tràn. Ảnh: N.D
Ông Hoàng Bình Yên-Trưởng phòng Quản lý nước (Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai) cho biết: “Trước diễn biến thời tiết có nhiều thay đổi, các hồ chứa tích nước đạt thấp, Công ty đang chỉ đạo các xí nghiệp thủy nông trực thuộc quản lý các hồ chứa tập trung điều tiết nước tưới tiết kiệm đối với số diện tích đã hợp đồng trong vụ mùa 2019 nhằm đáp ứng lượng nước tưới cho các loại cây trồng; đồng thời, chủ động tích nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân sắp tới. Bên cạnh đó, huy động lực lượng triển khai nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông dòng chảy và các trục tiêu thoát nước để phục vụ tưới và ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay. Theo tính toán, từ nay đến cuối tháng 7, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài và không có mưa, Công ty sẽ triển khai lực lượng phối hợp cùng các tổ dịch vụ thủy nông cơ sở ở các địa phương tổ chức điều tiết nước tưới tiết kiệm, nạo vét những tuyến kênh chính và kênh nhánh dẫn vào ruộng… nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhiều địa phương có nguy cơ hạn hán
Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm là điều đã được cơ quan chuyên môn cảnh báo. Hiện nay, không chỉ tại khu vực phía Tây tỉnh mà các khu vực khác, nắng nóng cũng đang diễn ra từng ngày. Lượng mưa đạt rất thấp trong thời gian qua khiến mực nước tại các công trình thủy lợi và sông suối đang cạn kiệt dần. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng trong thời gian tới ở nhiều địa phương là rất lớn.
Ông Mã Văn Tình-Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho hay: Thời gian qua, lượng mưa trên địa bàn huyện rất thấp, đặc biệt là tại các xã phía Nam. Hiện tại, hạn cục bộ đã xuất hiện rải rác. Cũng vì lượng mưa thấp nên một số công trình thủy lợi hiện đã xuống mực nước chết như hồ Buôn Lưới. Nhiều con suối trên địa bàn huyện nước cũng đã xuống rất thấp. Trước tình hình nắng nóng như hiện nay, các cơ quan chuyên môn thường xuyên khuyến cáo bà con nông dân chậm xuống giống lúa nước để đảm bảo không bị thiệt hại do nắng hạn gây ra vì lịch thời vụ gieo trồng vẫn còn.
Cũng theo ông Tình, hiện nay, một số diện tích mía trồng trên các đồi cao đang trong giai đoạn vươn lóng nhưng do không có mưa nên bắt đầu khô héo, chậm phát triển. Đặc biệt, tại xã Kông Lơng Khơng và xã Đông đang xuất hiện xén tóc hại mía. Vì vậy, người dân rất mong mưa để trị được bệnh này cho cây mía. Ủy ban nhân dân huyện Kbang cũng đang chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các xã tiếp tục nạo vét kênh mương thủy lợi để giảm thất thoát nguồn nước tưới.
Không chỉ huyện Kbang, các huyện Đak Pơ, Kông Chro… cũng đang thấp thỏm nỗi lo thiếu nước tưới cho cây trồng trong thời gian tới nếu không có mưa. Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết: Từ đầu năm đến nay, lượng mưa trên địa bàn huyện quá thấp nên nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, người dân đang mong mưa từng ngày để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.