Hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Ukraine đầu hàng ở Mariupol?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Ukraine đã buông súng đầu hàng ở Mariupol, theo lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga.

"Hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Ukraine đã đầu hàng hôm nay ở Mariupol" - lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, ông Ramzan Kadyrov, viết trên Telegram hôm 12-4 - "Đây là sự lựa chọn đúng đắn khi có hàng trăm người trong số họ đã bị thương".

Đài Sputnik (Nga) dẫn lời lãnh đạo Cộng hòa Chechnya lý giải các nhóm quân Ukraine lần lượt tan rã vì họ không biết phải làm gì với những người bị thương, cũng không hiểu phải đi đâu và làm gì tiếp theo trong cuộc giao tranh. Họ cũng đã nhận ra "suy cho cùng kháng cự là vô ích", ông Kadyrov nhấn mạnh.

Theo nhà lãnh đạo Chechnya, hiện chỉ có nhóm nhỏ quân nhân Ukraine đang tham chiến tại Mariupol, bởi "lý do nào đó mà họ sợ phải giương cờ trắng trước quân đội Nga".


 

Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov. Ảnh: Reuters


"Có khoảng 200 người bị thương đang ẩn náu sâu trong khu vực nhà máy Azovstal ở Mariupol mà không được chăm sóc y tế" - Sputnik dẫn lời ông Kadyrov nói thêm, đồng thời kêu gọi: "Tôi kêu gọi những người vẫn đang kẹt lại trong các tầng hầm và đường hầm của nhà máy, các bạn nên biết rằng chúng tôi đối xử nhân đạo với các tù nhân. Hãy ra ngoài! Hãy nghĩ về gia đình của chính bạn và người khác và hành động như hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Ukraine đã làm hôm nay".

Phóng viên chiến trường Nga Alexander Sladkov khẳng định trong số những quân nhân Ukraine đầu hàng, có 30 người bị thương, 90 người không thể di chuyển.

Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang ngày thứ 49 và trong suốt hơn tháng qua đôi bên đã đối đầu căng thẳng tại Mariupol, miền Nam Ukraine. Đây là thành phố chiến lược trên bờ biển Azov, án ngữ hành lang trên bộ nối bán đảo Crimea với khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine. Nếu kiểm soát được địa điểm này, Nga có thể thiết lập một hành lang đường bộ giữa Nga với khu vực Donbas và Crimea cũng như kiểm soát hoàn toàn biển Azov.

Xung đột Moscow - Kiev không chỉ diễn ra quyết liệt trên chiến trường mà còn cả trên mặt trận kinh tế. Cục Điều tra Quốc gia Ukraine (SBI) ngày 12-4 thông báo tịch thu 10 tàu Nga đang được bảo dưỡng tại cảng Odesa và sẽ quốc hữu hoá, theo Tass.

"Các điều tra viên của SBI, được hỗ trợ bởi lực lượng bảo vệ bờ biển và đơn vị 17 của lực lượng biên phòng, đã ngăn 8 tàu chở hàng và 2 tàu chở dầu Nga đang được bảo dưỡng tại cảng Odesa rời khỏi Ukraine" - thông báo của SBI có đoạn - "Số tàu này có liên quan đến các hoạt động hậu cần của Nga trên biển Đen và sông Danube, Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để phát hiện và quốc hữu hóa các tài sản của Nga".

Theo báo điện tử Kyiv Independent của Ukraine, 10 tàu Nga bị SBI tịch thu có trị giá hơn 34 triệu USD.

 

 Tàu hàng neo đậu tại cảng Odessa, phía nam Ukraine, hồi năm 2016. Ảnh: Reuters
Tàu hàng neo đậu tại cảng Odessa, phía nam Ukraine, hồi năm 2016. Ảnh: Reuters


Trước đó, ngày 10-3, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ký một đạo luật cho phép giới chức nước này tịch thu tài sản thuộc về Nga và các thực thể của Nga. Luật sửa đổi và bổ sung này được quốc hội Ukraine thông qua hôm 1-4, cho phép mở rộng thẩm quyền tịch thu tài sản bị quốc hữu hóa bao gồm cả tài sản của công dân Nga và các cá nhân có liên hệ với Nga.

Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal ngày 8-4 cũng tuyên bố tất cả tài sản của Nga sẽ được quốc hữu hóa tại nước này.

Theo Bằng Hưng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.