Mạng xã hội rúng động trước vụ bắt cóc tỉ phú Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay sau khi tin tức về việc giải cứu thành công ông He Xiangjian, tỉ phú đứng sau Tập đoàn Midea - sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới - vào ngày 15-6, các phương tiện truyền thông xã hội trong và ngoài Trung Quốc đã lao vào việc tìm kiếm về thân thế, độ giàu có và nguyên nhân vụ việc.



Chỉ riêng mạng xã hội Weibo, trong vài giờ đã có tới 10 triệu lượt xem và hơn 1.000 bình luận.

Thời báo Chứng khoán, một tờ báo kinh tế thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho rằng đây là một "hành động phạm pháp xuẩn ngốc" như trong một bộ phim hành động so với thực tế ở Trung Quốc, một quốc gia phần lớn không vũ trang với tỉ lệ tội phạm thấp.

Các nhà bình luận đã so sánh vụ bắt cóc thất bại này với vụ bắt cóc con trai của ông trùm Hong Kong Li Ka-shing vào năm 1994. Trong đó kẻ bắt cóc tên Cheung Tze-keung, được biết đến với cái tên là Big Spender, đã ra đi với 1 tỉ HKD Hồng Kông (129 triệu USD) trước khi bị bắt và bị xử tử ở Quảng Đông vài năm sau đó.


 

Tỉ phú He Xiangjian, chủ tịch Tập đoàn đồ gia dụng Midea. Ảnh: Alamy Stock
Tỉ phú He Xiangjian, chủ tịch Tập đoàn đồ gia dụng Midea. Ảnh: Alamy Stock



Những vụ bắt cóc toan tính như vậy là rất hiếm ở Trung Quốc, nơi có số lượng người giàu có lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tội phạm và các vụ cướp đã tăng lên trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi trong tháng 4 so với tháng 3 , sau khi dịch Covid-19 tàn phá nền kinh tế. Cắt giảm thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong năm 2020.

Vào tháng trước, Ông Lý Khắc Cường, thủ tướng của Trung Quốc, đã bàn chuyện giải quyết các vấn đề thất nghiệp và lương thấp khi kết thúc các phiên họp của Quốc hội Trung Quốc. Ông Lý nói rằng mặc dù thu nhập khả dụng hàng năm trên đầu người là 4.228 USD, nhưng khoảng 600 triệu người Trung Quốc, gần một nửa dân số, chỉ thu nhập khoảng 140 USD mỗi tháng.


 

Trụ sở Tập đoàn điện máy Midea - tỉnh Quảng Châu
Trụ sở Tập đoàn điện máy Midea - tỉnh Quảng Châu



Cũng theo tường thuật của tờ Caixin Global, Trung Quốc ngày càng có nhiều ông trùm, không chỉ trong các ngành truyền thống, mà cả trong lĩnh vực internet và các nhân viên an ninh hàng đầu sẽ còn có nhiều "việc phải làm" hơn trong tương lai.

Vụ việc đã khiến cuộc trò chuyện sôi nổi trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Nhiều người nói nó giống như cốt truyện của một bộ phim hành động.

Nhiều người bình luận trên mạng xã hội Sina Weibo nổi tiếng của Trung Quốc về nhận thức ngu ngốc của thủ phạm. "Làm thế nào mọi người có thể rất tự tin hành động đến thế trong ánh sáng ban ngày?" - một người dùng hỏi.

Một số người dùng Weibo lưu ý rằng dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc đã dẫn đến "sự tuyệt vọng".

"Sau khi dịch bệnh, việc kiếm tiền trở nên khó khăn", một người dùng nói. "Trường hợp việc làm và sinh kế của người dân không được đảm bảo, sẽ luôn có người chấp nhận rủi ro", một người khác nói thêm.


 


 Doanh nhân He Xiangjian

Giống như nhiều doanh nhân thế hệ đầu tiên ở Trung Quốc, Ông có nguồn gốc khiêm tốn. Ông bắt đầu xây dựng đế chế Midea của mình từ khi 26 tuổi.

Hôm nay Midea Group giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến với giá trị thị trường là 419 tỉ nhân dân tệ (59 tỉ USD), riêng ông He ước tính có tài sản trị giá 25 tỉ USD, theo Hurun Report, một tổ chức nghiên cứu ở Thượng Hải theo dõi những người giàu có ở Trung Quốc.

Tập đoàn có hơn 200 công ty con, bao gồm Công ty robot Kuka có trụ sở tại Đức.Ông thôi giữ chức chủ tịch của Midea Group vào năm 2012, nhưng gia đình ông tiếp tục sở hữu cổ phần kiểm soát tại Midea Holdings, công ty mẹ của Midea Group. Con trai của ông, He Jianfeng, hiện là giám đốc của Midea Group và Midea Real Holding.

Câu chuyện thành công của ông gắn nền kinh tế Trung Quốc. Khi đất nước này mở cửa ra thế giới vào những năm 1980, Midea bắt đầu làm quạt điện tại tỉnh Quảng Đông.

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển, người tiêu dùng ngày càng giàu có đã mua máy điều hòa không khí của Midea và các thiết bị gia dụng khác. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao hơn và Midea bắt đầu đa dạng hóa các dịch vụ của mình.

Media cũng đã chuyển sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thuộc loại mà Trung Quốc muốn chuyên môn hóa để có tiếng nói lớn hơn trong các công nghệ của tương lai. Năm 2016, công ty đã mua Công ty robot Kuka của Đức, biến nó thành một công ty lớn trong tự động hóa công nghiệp.

Theo Gia Minh (NLĐ, Forbes, Independent, Caixin, IQ Stock Market)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.