Phản ứng của Việt Nam về công hàm ngày 17-4 của Trung Quốc gửi Tổng thư ký LHQ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về công hàm ngày 17-4 của Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), về những phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong các ngày 20, 21-4
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều nay 23-4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về công hàm ngày 17-4 của Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, về những phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong các ngày 20, 21-4?
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: Như đã nêu tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 19-4-2020, việc Việt Nam gửi công hàm tại Liên Hiệp Quốc là việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Việt Nam.
Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, không phù hợp với luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với các quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), ngày 30-3-2020, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản được lưu hành tại LHQ và các cơ quan quốc tế liên quan.
Ông Thắng khẳng định Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc.
Ngày 10-4, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
"Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS, mọi yêu sách biển trái với quy định của UNCLOS xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị"- Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
"Việt Nam cho rằng tất cả cũng quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS" - ông Ngô Toàn Thắng nêu rõ.
Trước việc Trung Quốc đặt "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.
D.Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.