Chân dung người kế vị "ngai vàng Hoa Cúc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tân Nhật hoàng Naruhito kế vị “ngai vàng hoa cúc” sau khi cha ông, Thiên hoàng Akihito, thoái vị hôm 30-4.
Ngay từ khi còn nhỏ, Nhật hoàng Naruhito đã được cha định hướng trở thành một con người hiện đại, đủ phù hợp để theo kịp với vị trí Nhật hoàng trong bối cảnh Nhật Bản đang không ngừng phát triển mỗi ngày.
 Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako sẽ xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng với vai trò mới vào ngày 4-5. Ảnh: AP
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako sẽ xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng với vai trò mới vào ngày 4-5. Ảnh: AP
Nhật hoàng Naruhito từng theo học tại Gakushuin, hệ thống trường học dành riêng cho các thành viên gia đình quý tộc. Sau khi kết thúc chương trình học chuyên ngành lịch sử của Trường ĐH Gakushuin, Nhật hoàng Naruhito học thạc sĩ tại trường Merton thuộc Trường ĐH Oxford (Anh).
Trong khi đó, tân Hoàng hậu Masako, người từng theo học trường Harvard hứa hẹn trở thành một nhà ngoại giao, đã gặp gỡ chồng tại một tiệc trà hồi năm 1986. Nhật Hoàng Naruhito đã chờ đợi Hoàng hậu Masako 7 năm khi bà đang học Trường ĐH Oxford nhưng ông bị từ chối 2 lần. Đến lần thứ 3, bà Masako đã chấp nhận lời cầu hôn của Nhật Hoàng Naruhito và cả hai kết hôn vào năm 1993.

Ngày 1-5: Lễ Đăng cơ (dự kiến 10 giờ 30 phút – 10 giờ 40 phút (giờ địa phương)).

Đây là giai đoạn lên ngôi đầu tiên của tân Nhật hoàng Naruhito. Quốc Ấn, bảo kiếm và Quốc ngọc sẽ được đặt lên bàn trước mặt tân Nhật hoàng chứng minh cho sự kế vị hợp pháp.

Buổi lễ sẽ diện ra trước sự chứng kiến của các nam nhân trong hoàng tộc và các đại diện của chính phủ, bao gồm Thủ tướng Shinzo Abe và nội các.

Nghi thức không có sự tham gia của các thành viên Hoàng tộc là nữ. Tuy nhiên, trong lần kế vị này, bà Satsuki Katayama, nữ bộ trưởng duy nhất trong nội các của Thủ tướng Abe, sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử hiện đại tham dự nghi thức.

Tân Nhật hoàng sẽ mặc một bộ vest đuôi dài kiểu phương Tây. Sau nghi thức kế vị, Nhật hoàng Naruhito sẽ có bài phát biểu đầu tiên với tư cách Nhật hoàng tại phòng Matsu-no-Ma, thể hiện mục tiêu và hy vọng trong triều đại mới Lệnh Hòa.

Ngày 4-5: Tân Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako sẽ có buổi xuất hiện đầu tiên trước công chúng, chào hỏi người dân tập trung trước Cung điện Hoàng gia. Cả hai sẽ có 6 lần xuất hiện trong ngày, bắt đầu từ 10 giờ (giờ địa phương).

Ngày 22-10: Lễ lên ngôi

Tân Nhật hoàng Naruhito sẽ chính thức lên ngôi trước sự chứng kiến của các quan chức đến từ hơn 200 quốc gia.

Giống như Thiên hoàng Akihito, Nhật hoàng Naruhito có thể cũng sẽ mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản. Ngài sẽ bước lên ngai Takamikura, ngồi xuống một chiếc ghế lót chiếu tatami. Sau đó, tân Nhật hoàng sẽ đứng lên khi bức màn được vén lên để tuyên bố sự kế vị của mình với cả thế giới.

Ngày 14 đến 15-11: Lễ Daijokyu no Gi (Lễ tạ ơn)

Tân Nhật hoàng sẽ dâng gạo mới thu hoạch và rượu sake lên tổ tiên và thần linh, cầu nguyện cho mùa màng bội thu và quốc gia hòa bình.

Chính phủ Nhật Bản dự tính sẽ chi khoảng 2,7 tỉ yen (tương tương 24 triệu USD) cho buổi lễ này, bao gồm chi phi xây dựng sảnh tạm thời trong cung điện dành riêng cho buổi lễ.

Xuân Mai (Theo Japan Times, AP, nld)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.