Bầu cử Israel: Số phận Thủ tướng Netanyahu và tương lai Trung Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc bầu cử ngày 9/4 của Israel không chỉ xác định Thủ tướng mới của nước này mà còn có những tác động nhất định đối với tương lai hòa bình Trung Đông.

Hôm nay (9/4), người dân Israel sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có nhiều tuyên bố để nỗ lực thu hút lá phiếu của các cử tri trước cuộc bầu cử, được đánh giá cuộc trưng cầu ý dân đối với ông sau 4 nhiệm kỳ làm Thủ tướng, với tổng thời gian nắm quyền hơn 13 năm.

 

Cuộc bầu cử ngày 9/4 của Israel không chỉ xác định Thủ tướng mới của nước này mà còn có những tác động nhất định đối với tương lai hòa bình Trung Đông. Ảnh: Reuters
Cuộc bầu cử ngày 9/4 của Israel không chỉ xác định Thủ tướng mới của nước này mà còn có những tác động nhất định đối với tương lai hòa bình Trung Đông. Ảnh: Reuters


Thủ tướng Netanyahu hôm 7/4 có cuộc gặp với người đứng đầu một số địa phương nhằm thuyết phục họ ủng hộ cho khối liên minh của ông trong cuộc bầu cử sắp tới. Trước đó, Thủ tướng cũng tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây, nếu ông được bầu lại làm Thủ tướng bất chấp quyết định này sẽ vấp phải phản ứng tức giận của Palestinee và thế giới Arab. Mặc dù vậy, các nhà bình luận cho rằng, với tuyên bố được đưa ra 3 ngày trước cuộc bầu cử, cho thấy Thủ tướng Netanyahu đang nỗ lực lấy phiếu bầu từ các cử tri cứng rắn, những người phản đối việc nhường đất cho người Palestine.

Thủ tướng Israel Netanyahu đang nỗ lực đấu tranh cho sự nghiệp chính trị của mình, tìm kiếm nhiệm kỳ Thủ tướng thứ năm trước Chủ tịch đảng Xanh-Trắng-ông Benny Gantz, một gương mặt mới trên chính trường Israel theo đuổi xu hướng ôn hòa. Ông Netanyahu xem ông Benny Gantz là một nhân vật cánh tả “yếu ớt,” cho rằng nhân vật này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh của Israel vì nhượng bộ lãnh thổ nước này cho người Palestine. Với tuyên bố sáp nhập các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây sẽ giúp thuyết phục các cử tri cánh hữu ủng hộ bỏ phiếu cho Đảng Likud trong cuộc bầu cử ngày 9/4. Nhiều cử tri Israel cũng đã ngay lập tức lên tiếng ủng hộ Thủ tướng:

“Tôi quan tâm đến vấn đề an ninh tại đất nước, hình ảnh của Israel trên thế giới, một nền kinh tế vững mạnh và điều quan trọng nhất đó là không để khối cánh tả lên nắm quyền. Tôi nghĩ Đảng Likud sẽ nhận được 37 ghế trong quốc hội 120 ghế và Đảng này sẽ dẫn dắt thành lập chính phủ. Đất nước Israel sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng”.

Ngay trước cuộc bầu cử, Thủ tướng Israel cũng đã tận dụng mọi cơ hội để khẳng định kinh nghiệm ngoại giao và vai trò chính trị của mình với chuyến thăm Mỹ và Nga. Chuyến thăm tới Mỹ, với món quà của Tổng thống Donald Trump trước bầu cử là ủng hộ chủ quyền của Israel tại cao nguyên Golan và trước đó là công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này được đánh giá là "cú hích" quan trọng giúp ông Netanyahu và Đảng Likud nhận được sự ủng hộ gia tăng của cử tri. Theo khảo sát đưa ra hôm 24/3 vừa qua, 66% những người Israel được hỏi cho rằng, việc Mỹ công nhận chủ quyền cao nguyên Golan đã giúp củng cố vị thế của ông Netanyahu trong chiến dịch tranh cử và tỉ lệ ủng hộ ông đã tăng từ 35 lên 39% .

Theo đánh giá của chuyên gia Yechiel Leiter thuộc Diễn đàn chính sách Kohelet ở Jerusalem, chỗ đứng của Israel chưa bao giờ vững chắc như hiện nay. Nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đang xếp hàng đến thăm Israel và gặp Thủ tướng Netanyahu. Các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử cũng cho thấy các đảng cánh hữu và tôn giáo đang chiếm ưu thế. Khối cánh hữu có thể giành được tổng cộng 66 ghế so với khối trung tả nhận được 54 ghế trong quốc hội 120 ghế. Kết quả này sẽ tạo thuận lợi cho Thủ tướng Netanyahu và Đảng Likud trong việc thành lập chính phủ mới.

Mặc dù vậy, con đường không trải hoa hồng khi Thủ tướng Netanyahu cũng phải đương đầu với các áp lực chính trị lớn, gây khó khăn cho ông trong mục tiêu tiếp tục cầm quyền tại Israel với các cáo buộc tham nhũng. Trong khi đó, khối trung tả do Chủ tịch đảng Xanh-Trắng Benny Gantz cũng cam kết tạo ra một luồng gió mới cho Israel để thu hút cử tri. Tuyên bố 1 ngày trước cuộc bầu cử, ông Benny Gantz khẳng định liên minh Xanh-Trắng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này:

“Chúng ta sẽ không để cho Đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội. Thay vào đó, Đảng Xanh-Trắng sẽ trở thành đảng lớn nhất”.

Giới quan sát vẫn cho rằng, những chính sách này vẫn chưa đủ để thuyết phục được cử tri quay sang ủng hộ ông Benny Gantz, cũng như chưa đủ giúp khối cánh tả  giành được số ghế cách biệt đủ lớn để chiếm lợi thế trong thành lập chính phủ liên minh, thậm chí kể cả khi Đảng Xanh-Trắng có thể nhận được nhiều ghế hơn cả Đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu.

Vẫn có những điều bất ngờ và khó định đoán với cuộc bầu cử lần này với nhiều cử tri còn chưa quyết định và câu hỏi mở đó là các đảng nhỏ nào sẽ được tham gia vào Quốc hội mới. Chính vì vậy, dư luận đang theo dõi chặt chẽ diễn biến cuộc bầu cử vào ngày mai tại Israel, không chỉ xác định được ai là Thủ tướng mới của Israel mà qua đó còn thấy rõ những tác động đối với tương lai hòa bình Trung Đông.

 Phạm Hà/VOV1 Tổng hợp
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.