Trồng bơ booth trái vụ cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh) đã mạnh dạn đưa giống bơ booth trồng trái vụ trên diện tích đất cà phê, hồ tiêu đã bị chết hoặc trồng xen canh với cây cà phê, hồ tiêu. Bước đầu, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ giống cây này.

Gia đình chị Vũ Thị Thúy (thôn Tung Blai) là một trong những hộ đầu tiên tại xã Ia Dreng đưa giống bơ booth về trồng trái vụ tại rẫy cà phê.  Hiện tại, vườn bơ của chị  chuẩn bị cho thu hoạch. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bơ sai trĩu quả, chị Thúy phấn khởi cho biết, năm 2012, xem trên ti vi và sách báo thấy cây bơ booth dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vợ chồng chị đã quyết định phá bỏ 2 sào cà phê già cỗi để trồng 150 cây bơ booth. “Trồng bơ booth trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với bơ chính vụ mà lại tốn ít chi phí. Giống bơ này ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Mặc dù cho thu hoạch trái vụ nhưng năng suất của bơ booth không thua kém bơ chính vụ. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Năm ngoái thu bói, gia đình tôi đã thu về gần 200 triệu đồng, còn năm nay, gia đình tôi có 40 cây bơ booth được thương lái mua ngay tại vườn với giá 240 triệu đồng”-chị Thúy chia sẻ.

 

Gia đình chị Vũ Thị Thúy thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng bơ booth.                                                                             Ảnh: L.T
Gia đình chị Vũ Thị Thúy thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng bơ booth. Ảnh: L.T

Thấy mô hình trồng bơ booth mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, ông Đỗ Xuân Diệu (cùng ở thôn Tung Blai) đã trồng xen canh 100 cây bơ  booth trong vườn cà phê.  Ông Diệu cho biết: “Tôi thấy trồng bơ booth xen canh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn điều hòa khí hậu vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ, góp phần cân bằng môi trường sinh thái, giúp vườn cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững. Giá bơ booth được thương lái mua tại vườn là 40.000-50.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với trồng bơ sáp chính vụ. Năm nay, gia đình tôi có 6 cây bơ booth thu bói, thương lái mua ngay tại vườn với giá 42 triệu đồng”.

Ông Trần Ích Cánh-Chi hội trưởng chi hội Nông dân thôn Tung Blai, cho biết: “Những năm qua, người dân thôn Tung Blai tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có việc đưa cây bơ booth vào sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, người dân trong thôn đã trồng được trên 1.400 cây bơ booth. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, có hộ đã thu 200-300 triệu đồng từ cây bơ booth” .

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Vân-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dreng, cho hay: “Xã Ia Dreng có diện tích bơ booth lớn nhất huyện với 10 ha. Giá bơ booth hiện dao động 40.000-50.000 đồng/kg nên đang được bà con trong xã nhân rộng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và giúp người dân tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Bên cạnh đó, Hội khuyến cáo người dân không nên trồng bơ booth một cách ồ ạt mà trồng xen canh với hồ tiêu, cà phê giúp các hộ tránh được nguy cơ thua lỗ trong trường hợp độc canh một loại cây trồng. Đặc biệt, trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê còn có tác dụng điều hòa khí hậu vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ, góp phần giữ gìn cân bằng môi trường sinh thái, giúp vườn cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên một đơn vị diện tích”.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.