Hiệu quả của hình thức "vòng đổi công"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, dù nhiều công việc đồng ruộng đã được cơ giới hóa, giúp  người nông dân giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, nhiều công đoạn trong sản xuất vẫn cần đến lao động chân tay nên việc làm đổi công, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh ta được duy trì, coi trọng.

  Nhóm đổi công của bà con làng Tar, xã Kon Chiêng đang trồng dặm lại lúa. Ảnh. Đ.Y
Nhóm đổi công của bà con làng Tar, xã Kon Chiêng đang trồng dặm lại lúa. Ảnh. Đ.Y

Tại cánh đồng làng Tar (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) những ngày này, gia đình chị Hà Thị Nừng đang tập trung cấy giặm lúa trên thửa ruộng bị ảnh hưởng do hạn hán. Chị Nừng chia sẻ: Nhà mình neo người nên để chăm sóc lúa cho kịp thời vụ, mình phải đổi công với một số hộ trong làng. Nếu không đổi công, gia đình mình có 3 người làm phải mất hàng tuần mới xong. Như vậy, lúa sẽ phát triển không đều. Việc đổi công này, hộ nào cần thiết hơn thì làm trước cho hộ đó. Qua việc đổi công, người dân còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất.

Bà Đinh Thị Kuenh-Chủ tịch Hội phụ nữ xã Kon Chiêng, cho rằng: “Đổi công là phương thức sản xuất có từ lâu trong đời sống sản xuất của bà con dân tộc thiểu số. Đây là việc làm phổ biến và phù hợp với lối canh tác nông nghiệp của bà con. Đổi công không chỉ giúp người dân giải quyết dứt điểm công việc mà còn là nét đẹp văn hóa trong cộng đồng, góp phần xây dựng khối đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, giảm chi phí sản xuất và giúp nhau tăng thu nhập kinh tế hộ”.

Việc đổi công của bà con dân tộc thiểu số dù vẫn có những quy định thống nhất về ngày công, về số người tham gia lao động, song việc “trả công” thì hoàn toàn có thể linh động. Bà con không quá sòng phẳng với việc một công phải đổi lấy một công mà chủ yếu là thực hiện theo tinh thần tự nguyện với mục đích tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất. “Việc đổi công mục đích chính là hỗ trợ nhau trong sản xuất, giúp giảm chi phí thuê nhân công, tăng thu nhập cho mỗi gia đình. Vào những vụ thu hoạch chính, các thành viên trong nhóm nhận thấy việc của nhà nào cần làm trước thì giúp làm trước, ngày hôm sau đến hộ khác. Công việc cứ lần lượt được giải quyết, hộ nào cũng được giúp bằng tinh thần tự giác như làm việc của nhà mình vậy... Nói chung là việc đổi công có nhiều lợi ích”-ông Đinh Huyên, Bí thư chi bộ làng Broch (xã An Trung, huyện Kông Chro), cho biết.

Trong quá trình tìm hiểu về việc đổi công của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã nghe được rất nhiều ý kiến về giá trị, ý nghĩa và mục đích của việc làm này. Ông Y Ren-Chủ tịch UBND xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa), cho biết: Xã có 13 thôn-làng thì vào mùa vụ gieo trồng, thu hoạch lúa, mì, cà phê, tiêu… tôi thấy người dân thôn làng nào cũng thực hiện đổi công. Mỗi thôn làng, họ chia ra nhiều nhóm đổi công. Có nhóm là anh em dòng họ, có nhóm đổi công chỉ là người làng, hàng xóm. Tôi thấy hiệu quả của việc này rất tốt. Không có đổi công thì một mình làm lâu lắm. Những ngày được nghỉ, tôi cũng tham gia đổi công với bà con trong dòng họ, thấy việc đổi công rất ý nghĩa, tạo động lực cùng nhau phấn đấu, vươn lên làm giàu”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.