Gia Lai ban hành Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Gia Lai Đỗ Tiến Đông vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 theo Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt cảnh tuyên truyền về biển đảo. Ảnh nguồn Báo Hải Quân Việt Nam

Hoạt cảnh tuyên truyền về biển, đảo. Ảnh nguồn Báo Hải Quân Việt Nam

Theo đó, Kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, phát triển bền vững kinh tế biển được hiểu đúng, đầy đủ và toàn diện; từ đó, củng cố được niềm tin, sự ủng hộ của hệ thống chính trị và người dân, thế hệ trẻ, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước đối với Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.
Thông tin, kiến thức về biển và đại dương được truyền tải thường xuyên, liên tục, chính xác và hấp dẫn đến từng nhóm đối tượng; nhận diện và bác bỏ thông tin sai lệch, quan điểm sai trái, xuyên tạc về biển và đại dương; học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản; đại bộ phận người dân có hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc, qua đó, động viên Nhân dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ biển và đại dương…
Cụ thể, đến năm 2025, 100% các cơ quan báo chí địa phương có chuyên trang, chuyên mục về biển và đại dương trên các sản phẩm thông tin (báo, bản tin, trang thông tin điện tử, kênh phát thanh, truyền hình) của cơ quan. Hàng năm, 100% phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, lãnh đạo cơ quan báo chí, những người làm công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương tại các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản ở địa phương được tập huấn, cập nhật về hệ thống chính sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về biển và đại dương.
Đến năm 2030, 100% các cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động truyền thông về biển và đại dương thông qua việc lồng ghép nội dung liên quan vào một số môn học chính khoá, hoạt động ngoại khoá phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo.
Hàng năm, phấn đấu hơn 80% các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội tham gia các hoạt động truyền thông về biển và đại dương (trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ theo quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức, đơn vị).
Kế hoạch đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp nhằm triển khai thực hiện Chương trình. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách, được bố trí trong Kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ truyền thông về biển và đại dương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đồng thời các đơn vị lồng ghép kinh phí thực hiện với các chương trình, dự án, kế hoạch khác có liên quan, nguồn vốn viện trợ và nguồn vốn hợp pháp khác được sử dụng có hiệu quả theo đề xuất của nhà tài trợ và nhu cầu thực tế của công tác truyền thông về biển và đại dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông biển và đại dương đến năm 2030. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, truyền thông về biển và đại dương trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.
Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí tại địa phương xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng, cung cấp cho các tầng lớp nhân dân thông tin về biển, đại dương, phát triển bền vững kinh tế biển; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan triển khai sản xuất, biên tập các đoạn phim, phóng sự về vẻ đẹp, tiềm năng của biển Việt Nam, những thành tựu trong phát triển bền vững kinh tế biển của các ngành, địa phương.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về biển và đại dương trên địa bàn; định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 10-12 hàng năm hoặc trong trường hợp triển khai gặp vướng mắc kịp thời đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực, chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển và đại dương cho cán bộ, hội viên, đoàn viên và cộng đồng.
TRẦN ĐỨC
 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.