Câu chuyện giáo dục: Đừng để học sinh điểm cao nhưng kiến thức có hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kiểu dạy học thực dụng khiến học sinh (HS) điểm cao nhưng thiếu kiến thức, vốn sống thực tế, không biết ứng phó trong cuộc sống.

 

Nhiều học sinh điểm cao nhưng thiếu kiến thức, vốn sống thực tế - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhiều học sinh điểm cao nhưng thiếu kiến thức, vốn sống thực tế - Ảnh: Đào Ngọc Thạch




Trên thực tế, điểm số thường gắn liền với kiến thức. HS nắm vững kiến thức (không chỉ ở sách vở mà còn ở thực tế cuộc sống) thì sẽ đạt điểm cao. Tuy nhiên, không ít trường hợp, điểm cao nhưng kiến thức... có hạn. Việc dạy theo kiến thức hay điểm số một phần từ cách dạy của giáo viên. Có những giáo viên chọn cách dạy “an toàn” (và thường được nhà trường đánh giá cao) là gọt giũa để làm sao HS đạt điểm cao (ít mở rộng kiến thức quan trọng từ thực tế, chủ yếu là kiến thức sách vở).

Ngoài ra, chính phụ huynh cũng là tác nhân khiến HS phải học vì điểm số. Phụ huynh cũng vì bệnh thành tích mà xem nhẹ những kiến thức cần thiết khác. Ngoài việc học, lẽ ra HS bậc THPT biết làm nhiều công việc từ trong gia đình, ngoài xã hội. Thế nhưng cha mẹ đã đánh mất việc thực hành ngoài cuộc sống hằng ngày của con chỉ vì điểm số. Đó cũng là hệ lụy của tuổi 18 chưa chịu lớn, chưa trưởng thành.

Từ chương trình, cách dạy, cách thi; từ người lớn đã tạo cho HS cách học thực dụng, thi thực dụng để lấy điểm cao. Tình trạng học tủ, dạy và học theo kiểu “luyện gà” vào đại học khá phổ biến ở các trường THPT. Việc luyện gà này đã được “ấp” từ bậc tiểu học, “rèn” từ bậc THCS (vào trường chuyên, lớp chọn) và “luyện” từ bậc THPT.

Chính vì điểm số, vì cách học “luyện gà” nên việc học trong sách vở có “khoảng cách lớn” đối với việc vận dụng thực tế. Vì vậy mới dẫn đến tình trạng khá phổ biến có HS đạt điểm cao nhưng làm việc lặt vặt trong gia đình “như gà mắc tóc”, bước ra ngoài đường, ứng xử tình huống thực tế “như gà công nghiệp”.

 

Theo Thái Hoàng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.